Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

BẢO HỘ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH NHƯ ĐỐI TƯỢNG ĐỘC LẬP CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) quy định:“Chương trình máy tính (CTMT) là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. CTMT được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”, đồng thời khoản 2 điều 59 Luật SHTT quy định loại trừ cấp bằng độc quyền sáng chế (patent) cho CTMT, như vậy pháp luật Việt Nam quy định chỉ bảo hộ quyền tác giả đối với CTMT.

Nhưng có lẽ còn nhiều vấn đề phải bàn xung quanh quy định này. Bởi vậy, trên diễn đàn khoa học đã có nhiều quan điểm khác nhau về bảo hộ CTMT, có thể phân loại các quan điểm này theo các hướng:

1.1. Phân tích những bất cập của việc bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính (PMMT):

Vào năm 2002, ngay từ trước khi Luật SHTT được ban hành, đã có ý kiến phân tích những bất cập của việc bảo hộ quyền tác giả đối với PMMT[3], trong đó nhấn mạnh: nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng PMMT bị sao chép lậu tràn lan được bắt nguồn từ những tính chất đặc trưng của PMMT; đề xuất thời hạn bảo hộ PMMT là 25 năm kể từ ngày được công bố, phổ biến; cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và người sử dụng PMMT… Nhưng bài viết này không đề xuất việc tìm một cơ chế khác với cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với PMMT.

1.2. Cấp patent cho CTMT

Tiếp theo là các đề xuất cấp patent cho CTMT, có thể điểm:

- Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Khoa học quản lý, chuyên ngành sở hữu trí tuệ của Nguyễn Thị Phương Thảo với nhan đề Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính ở Việt Nam hiện nay[4], trong đó tác giả đã đề xuất việc nghiên cứu để có thể cấp patent cho CTMT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến