Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Thừa kế trong luật hôn nhân và gia đình


Thừa kế trong luật hôn nhân và gia đình

Hỏi: Ông tôi năm nay 86 tuổi, là thương binh từ thời kháng chiến chống Pháp. Khi bà tôi còn sống ông đã đi lấy vợ 2 ( ông bà tôi chưa ly hôn, lúc đó bà tôi cung 74, ông thì 78 rồi). Sau khi bà tôi mất được mấy năm thì ông và bà hai đăng ký kết hôn.
Ông bà tôi có 4 người con, Bác trai đầu đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, bố tôi là thứ 2.Hiện tại ông tôi đã đăng ký kết hôn với bà 2 nhưng không được sự đồng ý của các con nhưng ông vẩn thuộc khẩu trong gia đình tôi và ông là chủ hộ sau đó đến bố tôi
Hiện tại ông tôi củng đang bị lẩn do tuổi già, không chủ định được hành vi của mình nữa, vậy cho tôi hỏi nếu sau này ông tôi có mất, chuyện thờ cúng liệt sĩ là bác tôi sẽ do bố tôi hay bà hai chịu trách nhiệm, tiền hương khói tiền tuất thì ai sẽ là người thừa kế.
Vấn đề không hay nên tôi muốn hỏi cho ra chuyện, biết là nói chuyện này khi ông tôi mất là không phải đạo,Nhưng có lẻ ở trong gia đình như nhà tôi thì các bạn mới hiểu, Ông tôi là thương binh, bác cả thì là liệt sĩ, Bố tôi thì tham gia bên chiến trường Lào, vậy mà danh tiếng một gia đình có công với cách mạng vậy mà để người ngoài được hưởng, rồi chuyện thờ cúng liệt sĩ nữa, chẳng lẻ lại để bà hai thờ, tôi muốn hỏi cho rõ theo luật pháp, vì bà hai lợi dụng lúc ông tôi không còn minh mẫn để đăng ký kết hôn(bà tôi lúc còn sống và đại gd tôi không đồng ý chuyện ông đi với bà 2) nhằm mục đích thừa kế tiền tuất, tiền hương khói lúc ông tôi mất chứ các bạn nghĩ xem ông tôi tám mấy tuổi rùi mà còn đăng ký kết hôn làm j?????? gd tôi còn đó. con ông còn đó mà để người khác thờ cúng, hưởng tiền không chính đáng,
Tôi muốn các bạn tư vấn chính xác dùm tôi để tôi thông báo cho bà 2 biết, nếu bả không được hưởng tiền j cả thì buông tha cho ông tôi về ở với con cháu lúc tuổi già(ông tôi bị lẩn và yếu nhiều rồi) nếu bà được hưởng những quyền lợi j thì các bạn củng cho tôi hay gd tôi biết để ứng sử, Mong các bạn thông cảm và giúp đở tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn
cho tôi hỏi thêm hiện tại ông đang bị lẩn, không có khả năng tự chủ về hành động của mình thì nếu ông tôi có lập di chúc thì có được chấp nhận hay không? GD tôi củng đã hỏi ý kiến của chủ tịch xã nơi gd tôi đang ký hộ khẩu thì chủ tịch nói bà 2 tôi sẽ là người hưởng hết mọi quyền lợi vậy có đúng không?
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:
Cái này thì gia đình bạn phải tự thỏa thuận lấy chứ pháp luật không có quy định, cứ theo truyền thống văn hóa đạo đức của người Việt và phong tục tập quán tại địa phương mà làm bạn à.
Ông bạn chưa mất mà con cháu đã tính đến chuyện này thì tôi thấy không phù hợp với truyền thống đạo đức của người Việt, những chuyện thế này thì trong nhà nên bàn tính với nhau chứ để cho thiên hạ biết thì không có hay cho lắm.
Theo quy định của pháp luật thì nếu như ông bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế của ông bạn để lại được chia theo pháp luật, theo điều 676 BLDS 2005 thì hàng thừa kế thứ 1 gồm :vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Như vậy đối với trường hợp của ông bạn thì nếu như ông mất thì bà 2 của bạn cũng chỉ là 1 người trong hàng thừa kế và chỉ được hưởng 1 phần di sản thừa kếthôi. Mà thông thường tiền tuất, tiền cúng hương thì dùng vào chi phí mai táng theo phong tục tập quán, nếu còn dư ra thì cũng giao cho người nào trực tiếp thực hiện việc thờ cúng chứ chẳng ai chia bao giờ.
Còn vấn đề thờ cúng thì đó là truyền thống đạo đức, gia đình bạn có toàn quyền thỏa thuận để chỉ ra người trực tiếp lo việc thời cúng, bà 2 bạn chỉ có 1 mình làm sao có thể hơn các con của ông bạn được.
Về nguyên tắc thì ông bạn có quyền lập di chúc  định đoạt phần tài sản của ông mà không ai đựợc phép can thiệp vào cả.
Tuy nhiên một bản di chúc đựợc xem là hơp pháp thì cần có nhiều điều kiện trong đó có điều kiện nguời lập di chúc minh mẫn sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cuỡng ép.( khoản 1 Điều 652 BLDS 2005)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến