Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Quyền nuôi con khi tòa án đã quyết định


Quyền nuôi con khi tòa án đã quyết định

Hỏi:
Ba mẹ em chung sống được hơn hai mươi năm và có ba người con, em (21 tuổi), em trai (18) tuổi và út (6 tuổi). 2 người đã ly hôn và có quyết định của toàn án. ba em ly là người đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi đứa út. sau khi toà sơ thẩm ra quyết định ly hôn và trao đưa út cho ba em thì mẹ em có kháng cáo lên tand thành phố. tại toà phúc thẩm, quyết định trên vẫn giữ nguyên.nhưng e bk rằng ba em giành nuôi đứa út vì vấn đề tài sản sau hôn nhân. toàn phúc thẩm xử xog vào ngày 12 tháng 6, đến ngày 13 tháng 8 thì gửi quyết định về nhà em. ngày 21 tháng 8 thi hành án có xuống nhà để đưa đứa út đi. mẹ e và em không cản trở điều gì, nhưng khi ba em ẵm nó lên xe để chở đi thì nó khóc lóc, kêu gào để xin được ở lại. e thấy rất xót xa vì em biết khi lên ở với ba, đứa út sẽ phải ở với một người đàn bà khác, nay đã 39 tuổi và có một đứa con (sau khi có quyết định ly hôn của toà án sơ thẩm thì ba em đã dẫn bà này và đứa con riêng về ngôi nhà khác ở chung, sinh sống). Vì đứa út khóc và kêu la rất tội, nó không muốn đi và không muốn ở với ba nên em đã chặn đầu xe và ẵm nó trờ lại nhà. em biết làm vậy là sai pháp luật, là cản trở nhưng thấy xót xa nên em không còn biết làm gì khác. Ngày 28 tháng 8, chi cục thi hành án và ba em sẽ xuống để dắt đứa út đi một lần nữa. 
em xin hỏi quý luật sư, khi toà án đã ra quyết định như vậy nhưng đứa trẻ không chịu đi, kêu gào, khóc lóc thì có thể thay đổi quyền nuôi con để đứa út được ở với mẹ em hay không. Nếu nó không muốn mà cứ ép buộc nó đi thì có phải vi phạm quyền trẻ em hay không. Em đã quay lại được clip về việc đứa út khóc lóc và van xin ở lại. Liệu những clip đó có tác dụng gì không. 
Em xin chân thành cảm ơn quý luật sư và mong chờ hồi âm của quý luật sự.

Trả lời:
Chào bạn,
Điều 93 Luật hôn nhân - gia đình qui định sau khi ly hôn nếu người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con thì một hoặc cả hai bên có quyền yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con, quá trình giải quyết Tòa phải tính đến nguyện vọng của đứa con, nếu đứa con từ đủ chín tuổi trở lên. Do đó, theo tôi trước mắt các bạn không nên vội suy diễn rằng đứa út về ở với cha sẽ bị ngược đãi theo kiểu mẹ ghẻ - con chồng, cũng đừng vì hận thù do tổn thương từ việc ly hôn mà gieo vào đầu óc non nớt của đứa út những thông tin xấu về người cha và thảm cảnh mà nó phải chịu trong tương lai, bởi điều đó hoàn toàn không có lợi, không giúp được việc xoay chuyển tình thế, bởi bản án đã có hiệu lực thì phải thi hành, nó chỉ khiến tâm sinh lý của đứa út bị tổn thương nặng nề do quá sợ hãi. Các bạn cứ động viên đứa út sang ở với cha, tạo cho nó một tâm lý thật vui vẻ, thoải mái để tránh gây chấn động tâm lý, sau đó thì quan tâm để ý xem đứa út được đối xử như thế nào, nếu có bằng chứng nó bị ngược đãi hoặc không được đảm bảo quyền lợi về mọi mặt thì người Mẹ có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng.

Một thực tế đáng buồn là khi ly hôn ai cũng sử dụng con trẻ để chứng minh mình đúng, chỉ có mình là thương con nên bằng mọi cách giành giật cho được quyền trực tiếp nuôi con, sau đó khi mọi việc đã êm xuôi thì bỏ mặc con trẻ, bản thân đi lo xây dựng hạnh phúc mới, đứa trẻ trở thành mồ côi dù cha, mẹ còn sống đầy đủ, chính vì vậy mà người ta mới nói vợ chồng ly hôn chỉ có con trẻ bị thiệt thòi nhất. Cuối cùng, tôi xin nói thêm : hãy để đứa trẻ được yên ổn và vô tư, trong sáng đúng lứa tuổi tạo hóa ban cho chúng, đừng lấy con trẻ làm cớ để thỏa mãn sự hận thù hoặc toan tính quyền lợi vật chất của hai bên ly hôn.
Trân trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến