Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Xin giúp tôi quyền nuôi con mà 2 bên không có đăng ký kết hôn


Xin giúp tôi quyền nuôi con mà 2 bên không có đăng ký kết hôn

Hỏi: Hoàn cảnh của tôi thật sự rất éo le. Tôi sống với người yêu tại nhà của anh ấy từ đầu năm 2012, anh ấy là người đã có gia đình nhưng đã li thân, cả 2 chúng tôi đều không ai có công ăn việc làm, bằng cấp hay nghề nghiệp gì cả. Hiện tại tôi đang mang thai đứa con của anh ấy và còn 20 hôm nữa sinh con. Anh ấy cũng đang sống với 1 người đàn bà khác tại nhà của anh ấy, còn tôi bây giờ sống tại nhà của bố mẹ anh ta. Tôi cũng đã có 1 đứa con gái với người chồng cũ của tôi vào 4 năm trước, chúng tôi ko đăng kí kết hôn, và giờ cháu đang ở với ông bà nội. Còn đứa trẻ tôi đang mang trong bụng thật sự tôi rất yêu con và muốn được sống với nó. Liệu trường hợp của tôi, tôi có được nuôi đứa con này không? Tôi và bố bé cũng không đăng kí kết hôn, vì bố bé chưa li dị với vợ anh ấy. Tôi phải làm thế nào để được nuôi dưỡng đứa bé, bố bé gần 30 tuổi rồi nhưng không chịu làm ăn gì cả, ngày ngày chỉ biết chơi, lại cặp kè lung tung, tôi không thể để con tôi sống với người bố như thế được, xin tư vấn cho tôi càng sớm càng tốt đi ạ, tôi sắp sinh con rồi.

Trả lời:
Chào chị, trường hợp của chị thực sự rất éo le bởi sau khi sinh ra nó sẽ như thế nào thì không ai có thể biết trước được. 
Về luật tôi xin trao đổi như sau để chị xem xét.
1. Trường hợp của chị thuộc trường hợp pháp luật cấm (vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng) chị chưa li hôn với người chồng cũ mà đã sống và có con với người đàn ông khác.
2. Về nguyên tắc pháp luật không thừa nhận cuộc hôn nhân này nhưng theo quy định của luật HNGĐ 2000 thì khi có yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên thì pháp luật cũng sẽ giải quyết trường hợp này như trường hợp li hôn theo pháp luật, cụ thể:
Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về các vấn đề như quyền nuôi con cái, tài sản...Nếu không thỏa thuận được thì pháp luật sẽ tiến hành phân xử, cụ thể:
+ Về con: con dưới 36 tháng tuổi đương nhiên thuộc quyền nuôi của người mẹ.
+ Tài sản: Nếu trong thời kì sống chung hai người có tạo lập ra tài sản chung, hoặc thỏa thuận đó là tài sản chung thì được chia đôi nhưng vẫn xem xét sự đóng góp tạo dựng vào tài sản chung này.
Trân trọng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến