Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Tư vấn quyền nuôi con (không đăng ký kết hôn)


Tư vấn quyền nuôi con (không đăng ký kết hôn)

Hỏi: Xinh chào anh / chị Luật Sư,
2 vợ chồng tôi quen nhau năm 2007, bắt đầu sống chung với nhau như vợ chồng năm 2008 và làm lễ kết hôn năm 2009. Tôi và vợ không có đăng ký kết hôn. Đầu năm 2011, chúng tôi có 1 bé trai và cũng là lúc xảy ra chuyện mâu thuẩn giữa 2 bên. Vào cuối năm 2011 thì vợ tôi bỏ nhà ra đi và bế đứa bé về quê ngoại gởi cho nuôi dưỡng. Lúc đó cháu mới được 5,5 tháng. Chúng tôi đã có thỏa thuận rằng nếu bên nào dành nuôi con thì không đòi hỏi gì bên kia.
Rồi hơn 1 năm trôi qua, vợ tôi bế bé lên xin giao lại cho bên nội nuôi dưỡng và ký giấy ủy quyền viết bằng tay. Bé ở bên nội được 2 tháng thì vợ tôi đến đòi lại. Hiện bé đang ở với ngoại, vợ và tôi thì sinh sóng ở TPHCM.
Vợ tôi thuê 1 phòng trọ nhỏ còn tôi thì thuê 1 căn nhà. Vấn đề là con tôi đang sóng bơ vơ, mẹ chỉ về thăm 2 lần / tháng, còn tôi thì không muốn gặp mặt những người ấy. Còn chuyện gắng bó lại với nhau thì xin miễn bàn đến.
Vậy anh/chị LS cho xin hỏi:
- Tôi có quyền kiện hoặc trình báo để đem con tôi lên ở với tôi không ? Nếu có thì phải trình báo ở cơ quan nào / ở địa phận nào ? Vì tôi biết là quyền chăm sóc con thuộc về cha và mẹ.
- Và sau này, nếu có kiện lên tòa để dành quyền nuôi con, tòa có giải quyết không (vì không có giấy kết hôn) ?
Xin cảm ơn.

Trả lời:
Chào bạn, tôi xin trao đổi với bạn như sau:
Một là: anh, chị không đăng kí kết hôn theo những trình tự, thủ tục quy định tại điều 11, 14 Luật HNGĐ năm 2000 vì vậy pháp luật không công nhận anh chị là vợ chồng.
Hai là: Việc anh chị sống với nhau như vợ chồng không được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp nhưng khi có yêu cầu li hôn thì giải quyết như sau:
+ Tòa sẽ thụ lý yêu cầu li hôn và tuyên bố anh chị không phải là vợ chồng.
+ Việc phân chia con cái và tài sản vẫn tuân thủ khoản 2,3 điều 17 Luật HNGĐ, nghĩa là: Cả hai bên có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.+ Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.Vấn đề chia tài sản được giải quyết theo nguyên tắc: Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến