Tư vấn về một số luật hôn nhân và gia đình
Hỏi: Ba tôi có vợ và con riêng đã 15 năm. Tôi được biết con riêng của ba tôi được khai sinh với tên bố là Phạm Văn T, tên thật của ba tôi là Phạm Văn H, thủ tục để đăng ký GKS cần có CMTND của cả ba và mẹ, vậy cho tôi hỏi ba tôi có thể có 2 CMTND?
Vì lý do đó mẹ tôi nhịn nhục ly thân sống với ba tôi một cuộc sống bất hạnh vì con cái từ đó đến nay. Hiện tôi đã qua tuổi vị thành niên và có em trai 16 tuổi, vừa rồi mẹ tôi có hỏi ý kiến 2 chị em về việc ly dị vì ba tôi có ảnh hưởng càng ngày tiêu cực tới gia đình. 10 năm trước ba mẹ tôi làm ăn và mua đất xây nhà như bao gia đình khác, ko được bao lâu ba tôi chơi bời làm ăn thua lỗ, mẹ tôi đồng ý cho ba bán nhà để trả nợ, số tiền còn lại đưa cho ông bà nội để về chung sống với ông bà (có giấy tờ viết tay). Năm ngoái, gia đình tôi có xích mích với ông bà nội muốn ra ở riêng và xin lại số tiền 10 năm trước đã đóng góp tất nhiên lớn hơn vì đồng tiền mất giá, số tiền này ba tôi cầm cả. Qua bàn bạc ba đòi mẹ tôi đóng góp thêm để mua 1 căn nhà ở thành phố nơi cả nhà đang làm ăn sinh sống. Mẹ tôi đồng ý góp thêm tiền mà ko có giấy tờ gì cả, hiện ba tôi đã tự ý mua 1 căn nhà nhỏ ở ngoại ô khá xa ko đúng với những gì đã bàn bạc và bắt mẹ con tôi chuyển về đó ở. Mẹ con tôi ko đồng ý 1 phần do bất tiện cho việc học hành làm ăn, phần nhiều vì ko chịu nổi cái tính lấn lướt lạm quyền của ba tôi thêm nữa. Ba mẹ tôi đã hẹn 1 lần nói chuyện ly hôn và đề cập đến căn nhà, ba tôi nói "nhà tao mua chúng mày ko ở thì ko phải của chúng mày!".
Vậy cho tôi hỏi, nếu ba mẹ tôi ly hôn, căn nhà mới mua có được tính là TS chung hay ko khi ba tôi ko tự nguyện? Thủ tục sang tên căn nhà này ko có mặt 3 mẹ con tôi và cũng ko có hộ khẩu gia đình (Hộ khẩu vẫn ở địa chỉ nhà ông bà nội).
Xin cảm ơn mọi đóng góp và trả lời về chia sẻ của tôi!
Trả lời:
Chào các bạn,
Trường hợp này không chỉ căn cứ khoản 1 điều 27 luật HNGĐ mà phải căn cứ tất cả 3 khoản của điều 27 này để xem xét mới được toàn diện. Khoản 1qui định :
Khoản 2 qui định :
Và khoản 3 qui định :
Trường hợp này tài sản là nhà, đất đều thuộc nhóm tài sản mà pháp luật qui định phải đăng ký QSH và QSD nên muốn được xem là tài sản chung thì trên giấy chứng nhận QSH, QSD phải ghi tên của cả vợ chồng như khoản 2 qui định. Tuy nhiên, theo khoản 3 qui định thì nếu người chồng không có chứng cứ gì để chứng minh được đó là tài sản riêng của mình thì nhà đất này là tài sản chung với vợ. Thực tế trường hợp này sẽ rơi vào các giả thiết sau đây :
1- Nhà đất chưa có giấy chủ quyền : nếu người chồng không có chứng cứ gì để chứng minh được đó là tài sản riêng của mình thì nhà đất này là tài sản chung với vợ, phải chia cho vợ khi ly hôn.
2- Nhà đất đã có giấy chủ quyền :
- Giấy chủ quyền đứng tên cả 2 vợ chồng : rõ ràng đó là tài sản chung, phải chia khi ly hôn.
- Giấy chủ quyền chỉ đứng tên một mình người chồng : rơi vào trường hợp này lại tùy vào quan điểm của Tòa khi giải quyết vụ án chia tài sản sau ly hôn, nếu muốn bảo vệ người chồng, Tòa sẽ cho rằng giấy chủ quyền đứng tên 1 mình chính là chứng cứ để người chồng chứng minh đó là tài sản riêng của mình nên tuyên không phải chia cho vợ, còn muốn bảo vệ người vợ Tòa sẽ yêu cầu người chồng phải xuất trình thêm các chứng cứ khác để chứng minh nhà đất là tài sản riêng của mình, nếu không có tòa sẽ tuyên buộc phải chia cho người vợ.
Trân trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét