Quý 3/2012 đã đi qua với những vấn đề nổi cộm của doanh nghiệp là hàng tồn kho và nợ xấu. Đây là hai nguyên nhân chính làm tắc nghẽn dòng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kéo theo đó là các hệ lụy cạn kiệt vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của DN, kéo theo đó là các hệ lụy cạn kiệt vốn lưu động để trang trải các chi phí ngắn hạn như nộp thuế, trả cho nhà cung cấp, lương nhân viên.
Tháng 9 vừa qua, VCCI đã tiến hành Khảo sát động thái doanh nghiệp VN quý 3/2012 đối với doanh nghiệp trên toàn quốc ở các quy mô, ngành nghề khác nhau.
Kết quả cho thấy trong quý 3 các chỉ số về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có chiều hướng xấu đi tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là chỉ số về lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm, tổng doanh số, và hàng tồn kho. Đây cũng là chiều hướng được quan sát thấy ở các quý khảo sát trước đó.
Nhìn chung, tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 3 xấu hơn nhiều so với quý 2/2012. Các doanh nghiệp cũng dự báo rằng tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 4/2012 tiếp tục còn khó khăn hơn so với quý 3/2012.
Những điểm sáng về chuyến biển khả quan nhất trong đợt khảo sát này xếp theo thứ tự là: Tiếp cận nguồn thông tin về thị trường, công nghệ tốt hơn ; Hiệu lực thực thi và áp dụng các quy định pháp lý, chính sách và thủ tục hành chính trên thực tế ; Điều kiện hạ tầng giao thông ; Chất lượng của các quy định pháp lý, chính sách, thủ tục hành chính tốt hơn ; Tổng doanh số ; Điều kiện hạ tầng tiện ích như điện nước, xử lý chất thải tốt hơn.
Ở chiều ngược lại, những điểm lo ngại nhất trong số các chuyển biến không thuận lợi xếp theo thứ tự nghiêm trọng là: Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm mạnh ; Giá thành trên một đơn vị sản phẩm ; Nhu cầu thị trường quốc tế ; Nhu cầu thị trường trong nước ; Giá bán bình quân ; Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị ; Hàng tồn kho ; Tiếp cận vay vốn khó khăn.
Trong cuộc khảo sát, các doanh nghiệp cũng chia sẻ những ý kiến về giải pháp xử lý hàng tồn kho và xử lý nợ xấu ngân hàng. Theo đó, hầu hết các doanh nghiệp áp dụng giải pháp tìm thị trường mới và giảm giá bán để giải phóng hàng tồn kho. Một số lượng lớn các doanh nghiệp cho rằng chính phủ nên thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại để giải quyết hàng tồn kho và thực hiện giải pháp hỗ trợ các phương án mua bán hợp nhất các ngân hàng yếu kém để giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2012 là khoảng 51.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 350,5 nghìn tỷ đồng, giảm 11,7% về số doanh nghiệp nhưng tăng 0,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, cả nước đã có trên 675.000 doanh nghiệp đã được thành lập, trong đó khoảng 472.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm gần 70%.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, có khoảng 40.200 doanh nghiệp gặp khó khăn, phải giải thể công ty hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011. Một điểm đáng lưu ý là theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2011 có 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản.
Như vậy, con số doanh nghiệp phải đóng cửa trong hai năm 2011 và 2012 chiếm khoảng 40% tổng số doanh nghiệp phải đóng cửa kể từ khi đổi mới đến nay. Điều này cho thấy mức độ khó khăn trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hai năm gần đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét