Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Tư vấn giúp em về luật thừa kế di chúc


Tư vấn giúp em về luật thừa kế di chúc

Hỏi: Ba tôi vừa mất ko để lại di trúc. Ba tôi có 2 vợ, vợ đầu ko có con nên lấy mẹ tôi nhưng ba và mẹ tôi lại ko đăng kí kết hôn. Ba tôi và mẹ tôi sinh được 2 con là anh tôi và tôi . Mẹ tôi lại chung sống với ba tôi 18 năm rồi . Ba tôi có sổ tiết kiệm trong ngân hàng nhưng lại ko để lại di trúc, vậy khi chia tài sản thì tài sản đó được phân chia thế nào ????

Tư vấn
Về thông thường nếu người để lại di sản chết mà không để lại di chúc, tài sản sẽ được phân chia theo pháp luật (Theo điều 675 BLDS 2005). 
Điều 676 BLDS 2005 có quy định
Thứ tự người thừa kế theo pháp luật
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Thứ hai, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Thứ ba, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, tài sản do bố bạn để lại (bao gồm cả nhà cửa, sổ tiết kiệm, các động sản và bất động sản khác) thông thường sẽ được chia cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất là mẹ bạn, anh em của bạn và phân chia theo tỷ lệ bằng nhau. Tuy nhiên, ở đây phát sinh vấn đề:
1. Kết hôn trái pháp luật
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Tuy nhiên, Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng". Cụ thể hơn, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: "Kể từ sau ngày 1-1-2003 nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 của Quốc hội, họ không được công nhận là vợ chồng". Bố bạn và mẹ bạn đã chung sống với nhau 18 năm mà không đăng kí kết hôn do đó không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
2. Phân chia di sản
Trường hợp thứ nhất, khối tài sản do bố bạn để lại (bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm) là tài sản chung của cả bố và mẹ bạn được hình thành qua thời gian chung sống, tạo lập và lao động mà lên, và bố bạn chỉ là người đại diện đứng tên trên giấy tờ mà thôi. Trường hợp này thuộc trường hợp sở hữu chung hợp nhất, theo quy định tại điều 217 BLDS 2005 theo đó sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không còn được xác định đối với tài sản chung. Liên quan đến hậu quả pháp lý của việc "không được pháp luật công nhận là vợ chồng", Khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con".
Trường hợp thứ hai, khối tài sản trên là tài sản riêng của bố bạn, được thừa kế, tặng cho riêng…thì mẹ bạn không có quyền được hưởng thừa kế. Tài sản được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến