Tư vấn về bồi thường chi phí đào tạoHỏi:
Kính chào ban tư vấn
Câu hỏi của tôi như sau:
Tôi làm việc tại một công ty Nhật Bản.Sau khi ký hợp đồng không thời hạn với công ty thì vì lý do mở rộng sản xuất, xây nhà máy mới nên công ty cử tôi đi Nhật học 1 tháng tại công ty mẹ từ 8/2010 đến 9/2010.Trước khi đi 1 ngày tôi có ký với công ty hợp đồng tu nghiệp với nội dung sau khi học xong phải làm việc cho công ty 5 năm, nếu vì lý do cá nhân mà nghĩ việc nữa chừng thì phải bồi thường chi phí đào tạo và các chi phí khác phát sính cho tới khi nghĩ việc, tuy nhiên mức bồi thường không được ghi rõ là bao nhiêu chỉ ghi đại khái là phí xin visa, phí vé máy bay, phí sinh hoạt tại Nhật...không có ghi nội dung học, học xong cũng không có chứng chỉ bằng cấp gì cả. Còn một điều nữa là không được tiết lộ nội dung bản hợp đồng tu nghiệp cho người thứ 3 biết, nếu có thiệt hại cho công ty do tiết lộ nội dung hợp đồng tu nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại. Nhưng sau khi học tại Nhật xong về nước, công việc của tôi không có gì thay đổi, vẫn làm công việc nhân viên hành chánh như đã ký trong hợp đồng lao động trong khi nội dung tu nghiệp bên Nhật là quản lý sản xuất, quản lý nhà máy sản phẩm mới, tức là nội dung được học bên Nhật không được ứng dụng gì cả sau khi tôi về nước. Có thể vì tôi biết tiếng Nhật nên công ty chỉ cần tôi qua Nhật để thông dịch cho các nhân viên khác đi cùng với tôi. Hiện tại công việc của tôi rất nhàm chán, chỉ làm những công việc hành chánh lắc nhắc nên tôi muốn nộp đơn xin nghĩ việc và báo trước 45 ngày, như vậy tôi có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
Theo tôi biết theo điều 13 nghị định 44/2002/NĐ-CP thì tôi không phải bồi thường chi phí đào tạo nhưng theo khoản 4 điều 18 nghị định 139/2006/NĐ-CP thì tôi phải bồi thường, và có thể trường hợp của tôi sẽ được sử theo luật dân sự chứ không phải luật lao động, vậy hướng giải quyết của tòa án dân sự hiện nay ra sao?
Trong hợp đồng tu nghiệp có những chỗ viết sai chính tả thì bản hợp đồng này có giá trị pháp lý không?
Tôi muốn hỏi thêm như sau: đối với hợp đồng lao động không thời hạn thì người lao động có quyền đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày. Vậy ngoài việc báo trước 45 ngày thì trong đơn xin nghĩ việc có cần nêu lý do nghĩ việc không? hay là không cần nêu lý do gì cả?
Rất mong nhận được sự tư vấn.
Xin chân thành cám ơn
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn, có thỏa thuận về thời gian phục vụ tại công ty sau khi học xong thì bạn phải có trách nhiệm phục vụ công ty đúng thời gian đã thỏa thuận.
Tuy nhiên, như bạn đã trình bày bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và không muốn bồi hoàn kinh phí đào tạo theo thỏa thuận thì bạn cần thực hiện đúng quy định tại Điều 13 NĐ 44/2002 mà bạn nêu trên:
Điều 13. Việc bồi thường chi phí đào tạo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:
"Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung."
Nếu bạn thực hiện đúng và đầy đủ nội dung tôi đã bôi màu đỏ thì không phải bồi thường.
Trường hợp của bạn không thể áp dụng quy định của Bộ Luật dân sự để giải quyết vì Bộ luật lao động là luật chuyên ngành, điều chỉnh các hành vi xảy ra trong quan hệ lao động.
Trường hợp này theo quy định của luật thì chỉ cần phải thông báo trước tối thiểu là 45 ngày (lưu ý là 45 ngày làm việc) mà không cần phải nêu bất cứ lí do nào cả.
Tuy nhiên, để giữ mối quan hệ và thiện cảm đối với người sử dụng lao động cũng như để giải quyết các chế độ thì người lao động nên nêu 1 lí do nào đó cho hợp lý.
Trân trọng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét