Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Xin tư vấn về cho vay nặng lãi


Xin tư vấn về cho vay nặng lãi

Hỏi: Xin chào Luật sư! Mẹ tôi có vay tiền củanhiều người, người ít người nhiều. Có người thì viết giấy nợ cóngười thì không, chỉ cho mượn miệng mà thôi. Cả nhà không ai biết mẹtôi như vậy. Rồi một hôm mẹ bỏ nhà đi mà không nói cho ai biết. Đếnbây giờ đã là 4 ngày, gia đình đi tìm nhưng cũng không biết ở đâu,cũng chưa báo mất tích cho địa phương. Chủ nợ ngày nào cũng lại đòitiền và đòi đi thưa kiện. Nhưng gia đình tôi nằm trong diện xóa đóigiảm nghèo nên không có tiền trả cho họ. Nếu họ đi kiện thì sao? batôi có phải trả tiền thay cho vợ không? Và phải trả hết cho tất cảmọi người hay chỉ trả cho những chủ nợ có ghi giấy nợ? Và về phầnchủ nợ cho vay nặng lãi (tới 30%) thì Tòa có xử phần lãi suất đókhông? Thật gia đình tôi đang rất buồn và bối rối. Mong Luật sư tư vấngiải pháp giúp gia đình tôi vượt qua nạn này. Xin chân thành cám ơn!

Trả lời:
Chào bạn!
Về trách nhiệm trả nợ thì mặc dù mẹ bạn là người đứng ra vay tiền người khác tuy nhiên chắc hẳn số tiền đó cũng được sử dụng vào mục đích chung của gia đình vì vậy gia đình bạn cần có chung trách nhiệm trả tiền trên cho các chủ nợ.Cũng lưu ý với bạn là trường hợp này mà mẹ bạn bỏ đi như vậy thì sẽ có nhiều khả năng các chủ nợ họ tố cáo tới cơ quan công an và mẹ bạn sẽ bị khởi tố vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự1999. Vì vậy gia đình nên cố gắng gia hạn các khoản nợ đồng thời tìm kiếm mẹ bạn và khuyên mẹ bạn nên trở về địa phương hoặc khi đi thì đến nơi mới phải đăng ký tạm trú và vẫn giữ liên lạc với mọi người, chứ đi mà không ai có thể liên lạc được thì nó sẽ tương đương với hành vi bỏ trốn và sẽ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự .
Pháp luật xét xử theo chứng cứ, ví dụ tôi nói bạn nợ tôi 20 triệu nên tôi kiện đòi thì tôi có nghĩa vụ phải xuất trình chứng cứ thì mới được chấp nhận, chứng cứ bao gồm cả lời khai của đương sự, tức tôi không có giấy tờ thể hiện bạn nợ tôi 20 triệu nhưng khi Tòa lấy lời khai thì bạn khai rằng có vay tôi 20 triệu thì lời khai của bạn là chứng cứ của tôi. Pháp luật cũng không cho phép cho vay với lãi suất cao hơn qui định, do đó khi xét xử tòa sẽ tính toán để bù trừ số tiền bên vay đã đóng cho bên cho vay để tuyên án, ví dụ tôi cho bạn vay 10 triệu với lãi suất 10%/tháng, thời hạn vay là 5 tháng, bạn đóng lãi đầy đủ nhưng đã hết hạn mà bạn không có tiền trả nên tôi kiện đòi. Tòa sẽ không chấp nhận mức lãi 10%/tháng mà chỉ công nhận mức lãi theo qui định tại khoản 1 điều 476 Bộ luật dân sự hiện hành, tức mức lãi bằng lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước đối với loại cho vay tương ứng x 150%, tạm tính mức lãi cơ bản của ngân hàng nhà nước đối với loại cho vay tương ứng hiện nay là 12%/năm, thì mức lãi cho vay của tư nhân được Pháp luật chấp nhận sẽ là 12% x 150% = 18%/năm tức chỉ có 1,5%/tháng. Như vậy với số tiền vay 10 triệu, theo pháp luật mỗi tháng bạn chỉ phải đóng lãi cho tôi có 10 triệu x 1,5% = 150.000 đồng, 5 tháng là 750.000 đồng, tức tổng cộng sau 5 tháng bạn phải thanh toán cho tôi cả vốn lẫn lãi là 10.750.000 đồng, nhưng thực tế bạn đã đóng cho tôi được 5 triệu ( đóng lãi 5 tháng mỗi tháng tới 10% ) cho nên Tòa sẽ tuyên bạn chỉ phải thanh toán tiếp cho tôi số tiền là : 10.750.000 đồng - 5.000.000 đồng = 5.7500.000 đồng.
Vài ý trao đổi cùng bạn. Trân trọng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến