Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2007

HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG

Ts. Phan Chí Hiếu

HỌC VIÊN TƯ PHÁP

Chế định hợp đồng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng khung pháp lý cho các giao lưu dân sự, kinh tế. So với Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995, Dự thảo BLDS sửa đổi đã mang nhiều ý tưởng và nội dung mới. Tuy vậy, vẫn còn một số quy định về chế định hợp đồng chưa thực sự hợp lý, cần được trao đổi thêm .

Phạm vi áp dụng của chế định hợp đồng

Xác định chính xác phạm vi áp dụng của chế định hợp đồng không chỉ góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mà còn tạo tiền đề cho việc thiết kế cấu trúc và xây dựng các nội dung cụ thể của chế định này trong BLDS (sửa đổi). Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng trong thời gian qua nổi lên một số vấn đề.

Thứ nhất, các quy định liên quan đến hợp đồng tản mát trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, từ những văn bản quy định chung về hợp đồng như BLDS, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (PLHĐKT) đến những văn bản quy định riêng về từng loại hợp đồng trong mỗi lĩnh vực cụ thể như Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng; dẫn đến có nhiều quy định về hợp đồng mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.

Thứ hai, các tiêu chí phân định hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự không rõ ràng, vì vậy, thường xuyên xuất hiện những quan hệ “giáp ranh” không biết thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật nào, BLDS hay PLHĐKT?

Thứ ba, cách thức áp dụng phối hợp các văn bản pháp luật để điều chỉnh một quan hệ hợp đồng cụ thể cũng không rõ ràng. Cho đến thời điểm hiện nay vẫn không rõ có thể áp dụng các quy định của BLDS để điều chỉnh quan hệ hợp đồng kinh tế được hay không; thứ tự ưu tiên áp dụng các quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành so với các quy định trong BLDS, PLHĐKT n hư thế nào? Vì vậy, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng khá tuỳ tiện, thiếu thống nhất, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của những ngời có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Thực tế trên đặt ra nhu cầu phải thống nhất sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ hợp đồng. Muốn vậy, cần mở rộng phạm vi áp dụng của chế định hợp đồng trong BLDS theo hướng: Mọi quan hệ hợp đồng, bất luận được ký kết giữa những ai, trong lĩnh vực gì, hướng tới mục đích nào đều chịu sự điều chỉnh chung của các quy định trong BLDS. Bên cạnh các quy định mang tính nguyên tắc chung về hợp đồng trong BLDS, nếu thấy cần thiết, Nhà nớc có thể ban hành các quy định riêng trong các đạo luật chuyên ngành để điều chỉnh hiệu quả hơn các quan hệ hợp đồng phát sinh trong từng lĩnh vực cụ thể như: sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm, tín dụng, xây dựng... Để đơn giản hoá việc áp dụng pháp luật trong thực tế, Dự thảo cần bổ sung điều khoản quy định về nguyên tắc áp dụng phối hợp BLDS với các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có liên quan đến hợp đồng.

Ví dụ: “Điều...

1. Các quy định của Bộ luật này đợc áp dụng cho việc ký kết và thực hiện mọi loại hợp đồng mà không phân biệt lĩnh vực phát sinh quan hệ.

2. Trường hợp có sự khác nhau giữa quyđịnh của BLDS và luật chuyên ngành thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành.

3. Trường hợp luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng quy định của BLDS”.

Dự thảo nên thay thế thuật ngữ hợp đồng dân sự đang sử dụng bằng thuật ngữ hợp

đồng. Đây không phải thuần tuý là vấn đề học thuật mà là tiền đề để mở rộng phạm vi điều chỉnh cho chế định hợp đồng trong BLDS. Việc Dự thảo tiếp tục sử dụng thuật ngữ hợp đồng dân sự, vô hình trung, sẽ tạo ra tư duy phân biệt các loại hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động.

Các quy định liên quan đến việc giao kết hợp đồng

Thứ nhất: Dự thảo cần bổ sung quy định để dễ dàng nhận diện đề nghị giao kết hợp đồng và phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao dịch (invitation to treat). Việc phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao dịch có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, bởi khi bên đợc đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng sẽ dẫn tới hình thành quan hệ hợp đồng, còn khi bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao dịch chỉ dẫn tới việc hình thành đề nghị giao kết hợp đồng. Thực tế ký kết hợp đồng trong thời gian qua cho thấy, có nhiều trờng hợp nhầm lẫn giữa đề nghị giao kết hợp đồng và đề nghị giao dịch, ví dụ, các thông tin quảng cáo, tờ rơi, báo giá, thư mời thầu, trưng bày hàng hoá có niêm yết giá...

Thứ hai: Liên quan đến trách nhiệm của bên đề nghị giao kết hợp đồng đối với đề nghị giao kết hợp đồng, Khoản 3 Điều 372 Dự thảo quy định: “Trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời, bên đề nghị giao kết hợp đồng không được mời người thứ ba giao kết và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình”. Tại sao pháp luật lại không cho phép người đề nghị giao kết hợp đồng mời người thứ ba giao kết hợp đồng với mình trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời nếu họ muốn thiết lập quan hệ với nhiều ngời và hoàn toàn có khả năng thực hiện tất cả các hợp đồng với những người được đề nghị giao kết hợp đồng? Do đó, cần quy định lại Khoản 3 Điều 372 Dự thảo nh sau: “Trong thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình”.

Thứ ba: Bổ sung các điều luật quy định mang tính nguyên tắc về giao kết hợp đồng thông qua các thủ tục đặc biệt nh đấu thầu, đấu giá, mua bán tại các sàn giao dịch, mua bán những loại tài sản sẽ có trong tương lai, mua sắm của Chính phủ... Bổ sung những quy định riêng về giao kết và thực hiện hợp đồng với sự hỗ trợ của mạng Internet để đặt nền móng cho sự phát triển của thương mại điện tử. Đành rằng các vấn đề này phải đợc quy định trong từng văn bản pháp luật riêng, nhng BLDS (sửa đổi) cũng phải quy định những nguyên tắc chung về các hiện tợng nêu trên để đảm bảo tính thống nhất khi xây dựng các quy định riêng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Hình thức của hợp đồng

Điều 394 Dự thảo quy định: “Hợp đồng dân sự có thể đợc giao kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể hoặc thông điệp dữ liệu, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”. Như vậy, Điều 394 Dự thảo đã coi thông điệp dữ liệu là một hình thức của hợp đồng dân sự. Còn khoản 1 Điều 115 Dự thảo về hình thức của giao dịch dân sự lại quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Các giao dịch dân sự thông qua các hình thức điện báo, telex, fax, th điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là giao dịch bằng văn bản”.

Thực chất, Điều 394 Dự thảo là một bản sao không hoàn hảo của Điều 115 Dự thảo. Hợp đồng dân sự cũng là một dạng giao dịch dân sự, do đó quy định tại Điều 115 Dự thảo về hình thức giao dịch dân sự hoàn toàn có thể áp dụng cho hợp đồng dân sự. Bởi vậy, để tránh sự trùng lặp và mâu thuẫn giữa hai điều luật cùng quy định về một vấn đề thì Dự thảo cần loại bỏ Điều 394.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể xuất hiện những sự kiện dẫn đến việc một bên đơn phơng chấm dứt thực hiện hợp đồng. Về quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, Điều 407 Dự thảo quy định: “Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vihạm hợp đồng là điều kiện chấm dứt mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại”. Theo điều luật này thì để bên bị vi phạm thực hiện quyền đơn phơng chấm dứt thực hiện hợp đồng phải hội đủ hai điều kiện: (1) có sự vi phạm hợp đồng của bên kia và (2) hành vi vi phạm này đã đợc các bên tiên liệu và thoả thuận trớc với nhau trong hợp đồng hoặc đợc pháp luật quy định.

Trên thực tế khi ký hợp đồng, các bên không thể tiên liệu trước được tất cả các tình huống vi phạm hợp đồng dẫn tới quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Bản thân BLDS hiện hành, Dự thảo BLDS (sửa đổi) và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác không quy định cụ thể về các hành vi vi phạm là căn cứ cho bên bị vi phạm thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Bởi vậy, bên bị vi phạm rất khó thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, kể cả khi có sự vi phạm nghiêm trọng các cam kết trong hợp đồng.

Để bên bị vi phạm có thể chủ động thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, Dự thảo nên quy định: Nếu có vi phạm nghiêm trọng (vi phạm cơ bản) của một bên thì bên kia được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và giải thích thế nào là vi phạm nghiêm trọng. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới quan niệm vi phạm cơ bản là những vi phạm dẫn đến mục đích mà các bên đặt ra khi ký hợp đồng là không đạt được. Từ phân tích trên, Điều 407 Dự thảo nên được quy định lại như sau: “Một bên có quyền đơn phơng chấm dứt thực hiện hợpđồng trong các trường hợp sau:

1. Khi bên kia vi phạm nghiêm trọng hợp đồng làm bên bị vi phạm không đạt được mục đích đề ra khi ký hợp đồng;

2. Các trường hợp khác theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại”.

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự là thời hạn do pháp luật quy định để bên bị vi phạm hợp đồng thực hiện quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng; nếu hết thời hạn này mà bên bị vi phạm không khởi kiện thì sẽ mất quyền khởi kiện. Điều 408 Dự thảo quy định: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợpđồng dân sự là ba năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm”.

Việc quy định trên dẫn tới sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. Hiện nay, rất nhiều văn bản pháp luật đã có quy định về thời hiệu khởi kiện và mốc xác định ngày bắt đầu thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng: Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thời hiệu khởi kiện là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp các bên bị xâm phạm; Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định thời hiệu khởi kiện là hai năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp; Luật Thơng mại quy định thời hiệu khởi kiện là hai năm, kể từ ngày phát sinh quyền khiếu nại; Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định thời hiệu khởi kiện là ba năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp.

Để tránh sự phức tạp trong thực tiễn áp dụng, nên bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng tại Điều 408 của Dự thảo. Nếu cần quy định về thời hiệu thì để cho các văn bản pháp luật chuyên ngành, căn cứ vào tính chất của quan hệ hợp đồng trong từng lĩnh vực riêng mà quy định thời hiệu khởi kiện cho phù hợp.

Bổ sung một số loại hợp đồng thông dụng

Để tạo cơ sở cho việc xây dựng các quy định về một số loại hợp đồng cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, Dự thảo cần quy định bổ sung một số loại hợp đồng thông dụng nh hợp đồng cung ứng điện năng, nớc, điện thoại, hợp đồng xây dựng... Tuy nhiên, để tạo tính thống nhất trong pháp luật về hợp đồng, cần tiến hành rà soát để hoàn thiện các quy định liên quan đến hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành trên cơ sở các quy định mang tính nguyên tắc chung của BLDS. Các quy định liên quan đến hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành cần đợc hoàn thiện theo các hướng sau:

Thứ nhất, các quy định liên quan đến hợp đồng trong văn bản pháp luật chuyên ngành

không nhắc lại một cách thuần tuý các quy định vốn đã rõ ràng trong BLDS.

Thứ hai, các văn bản pháp luật chuyên ngành chỉ quy định những gì mang tính đặc thù của các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực cụ thể, hạn chế việc đa quá nhiều quy định riêng vào luật chuyên ngành.

Thứ ba, những quy định trong pháp luật chuyên ngành phải được xây dựng trên cơ sở các quy định mang tính nguyên tắc chung của BLDS để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về hợp đồng. Nói như vậy không có nghĩa là luật chuyên ngành không được quy định khác so với BLDS. Khi xây dựng các quy định về hợp đồng trong văn bản pháp luật chuyên ngành cần lưu ý tới những sự khác biệt cho phép và sự khác biệt không cho phép (mâu thuẫn).

Thứ tư, bản thân các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng cần quy định rõ nguyên tắc áp dụng phối hợp các quy định về hợp đồng trong BLDS và trong các văn bản pháp luật chuyên ngành để thống nhất trong nhận thức và thực tiễn vận dụng pháp luật.

Có như vậy thì các quy định của BLDS (khi được thông qua) mới thực sự trở thành “bà đỡ mát tay” cho các quan hệ hợp đồng ra đời, góp phần bảo đảm sự thông suốt của các quá trình giao lưu dân sự, kinh tế./.

**********************************

Source: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 4/2005

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến