TS. Nguyễn Ngọc Điện
KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Quyền chủ thể là khái niệm sinh ra từ quan hệ xã hội được nâng lên thành luật. Đặc quyền, quyền ưu tiên chỉ có nghĩa cần thiết đối với việc bảo vệ một lợi ích chính đáng lớn hơn trong điều kiện giữa các lợi ích chính đáng có sự xung đột. Từ nhận thức đó, tác giả phê phán sự lạm dụng đặc quyền, quyền u tiên khi liên hệ đến nước ta và đa ra kiến nghị xây dựng một hệ thống quy tắc pháp lý đặc trng bằng vai trò chủ động của cơ quan lập pháp, thiết lập các tiêu chí xác định đặc quyền, quyền u tiên hợp pháp. Trên cơ sở đó, quyền chủ thể mới thật sự được tôn trọng và phát triển một cách tự giác, bằng ý thức xã hội
Quyền chủ thể – sự bất bình đẳng chính đáng
Khái niệm quyền chủ thể được xây dựng trong Luật La Mã và được coi nh một trong những khái niệm chủ yếu của luật cơ bản. Một cách tổng quát, quyền chủ thể được hiểu là sự thừa nhận của pháp luật về việc một chủ thể của luật (gọi nôm na là một người) được thụ hưởng một lợi ích nào đó và tất cả người khác phải tôn trọng sự thụ hưởng đó. Ví dụ, chủ sở hữu đối với một tài sản là người có các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản và tất cả mọi người phải tôn trọng các quyền đó.
Thực ra, trước khi ổn định vị trí trong hệ thống các giá trị nhân văn ở phơng Tây, nh một phạm trù pháp lý, quyền chủ thể được nhận biết lúc ban đầu như một phạm trù xã hội và được sử dụng như một công cụ để xây dựng cơ sở của các mối quan hệ giao tiếp xã hội trong cuộc sống hàng ngày, liên quan đến việc chiếm hữu và thụ hưởng các lợi ích vật chất và phi vật chất. Có thể nhận thấy ngay rằng, khi một lợi ích thuộc về một người, thì nó không thể thuộc về một người khác. Việc một người “có” trong khi người khác “không có” tạo ra một tình trạng mà, thoạt trông, có vẻ bất bình đẳng; tuy nhiên, chính tình trạng bất bình đẳng ấy lại là biểu hiện bề ngoài của sự bình đẳng bên trong hiểu theo nghĩa rộng nhất. Một người có quyền vượt ngã tư khi đèn xanh, bởi khi đèn bật màu đỏ, chính người này phải dừng lại để nhường quyền vợt ngã tư cho người khác. Do vậy, quyền chủ thể còn được coi như biểu hiện của sự bất bình đẳng chính đáng. Có nguồn gốc từ các quan hệ xã hội, quyền chủ thể có khả năng tồn tại ngay cả trong trường hợp không được nâng lên thành luật, chừng nào sự tồn tại đó là cần thiết cho việc duy trì trật tự xã hội và bảo đảm sự công bằng. Chẳng hạn, luật pháp thường không quy định rằng, nếu cùng một lúc nhiều người có ý định mua bánh mì ở cùng một cửa hàng bán bánh mì, thì người đến trước được quyền mua trước; thế nhng, một cách tự giác, mọi người đến sau đều tôn trọng quyền của người đến trước và những người đến sau tự động xếp hàng để chờ đến lượt mình. Ta nói rằng, có những quyền chủ thể hình thành và được duy trì chỉ nhờ vào ý thức xã hội mà không cần sự can thiệp của luật.
Xâm phạm quyền chủ thể – sự bất bình đẳng không chính đáng
Quyền chủ thể dựa vào sự bất bình đẳng chính đáng, việc xâm phạm quyền chủ thể dẫn
đến tình trạng bất bình đẳng không chính đáng, tình trạng này đáng bị lên án (Xem hộp 1).
Hộp 1. Người vượt ngã tư khi đèn đỏ phải bị coi như đã có hành vi chiếm đoạt quyền sử dụng đèn xanh của người khác và hành vi này được phân tích, ở một góc độ nào đó, thành một vụ ăn cắp, thậm chí thành một vụ ăn cớp trong trường hợp hành vi mang tính chất công khai giành đờng và được thực hiện với thái độ đe doạ, sừng sộ chống lại những ai phản đối. Tơng tự, trong khi mọi người xếp hàng chờ mua bánh mì, việc một người không xếp hàng nhưng lại muốn ưu tiên thụ hưởng dịch vụ bằng cách chen vào để mua trước là việc ăn cắp hoặc ăn cướp lượt ưu tiên của người khác
Đặc quyền, quyền u tiên
Quyền chủ thể được pháp luật thừa nhận cho mọi công dân, không phân biệt địa vị, giai cấp, sang hèn, trình độ học vấn; theo cách đó, quyền chủ thể, về bản chất, đối lập với đặc quyền, quyền u tiên. Các quyền này cho phép một người thụ hưởng lợi ích trước người khác, dù xét theo các tiêu chí thông thường, thì việc hưởng trước đó là không có căn cứ. Việc thừa nhận các
đặc quyền, quyền u tiên được lý giải bằng sự cần thiết của việc bảo vệ một lợi ích chính đáng lớn hơn trong điều kiện giữa các lợi ích chính đáng có sự xung đột. Ví dụ, trong trường hợp cần chữa cháy khẩn cấp, xe cứu hoả có thể vợt ngã t khi đèn đỏ. Trong một xã hội có tổ chức, quyền chủ thể là giải pháp nguyên tắc, còn đặc quyền, quyền u tiên là các ngoại lệ. Để ngăn ngừa sự lạm dụng các đặc quyền, quyền u tiên có thể dẫn đến việc phá vỡ tính nguyên tắc của quyền chủ thể, Nhà nước thường xây dựng các quy tắc chặt chẽ về việc xác lập và thực hiện các đặc quyền, quyền u tiên. Các quy tắc ấy phải do cơ quan lập pháp ban hành và phải vạch ra một lộ trình cho việc xác lập các quyền, dựa vào các kết quả xác định lợi ích được u tiên bảo vệ trên cơ sở sự đánh giá minh bạch và công khai. Các quy tắc ấy cũng cho phép việc giám sát của các cơ quan đại diện dân cử, đối với việc thừa nhận đặc quyền, quyền u tiên cho một người hoặc một nhóm người nào đó và đối với cách thực hiện các quyền ấy.
Liên hệ với nước ta
Khái niệm quyền chủ thể cũng hình thành và phát triển dới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Song, có vẻ nh quá trình nhận thức về quyền chủ thể ở Việt Nam lại đi theo con đường ngược so với nhiều nước khác. Quyền chủ thể bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dới hình thức một khái niệm pháp lý chứ không phải một hiện tợng xã hội. Được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp dới tên gọi các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền chủ thể được cụ thể hoá trong các văn bản luật thành các quyền trong các lĩnh vực, chủ yếu là trong lĩnh vực dân sự. Khái niệm pháp lý về quyền chủ thể sau đó được giới thiệu cho nhân dân thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nhờ vào hiệu quả của các hoạt động này, quyền chủ thể dần dần được người dân biết đến.
Vấn đề là do được tiếp nhận nh một giá trị ngoại lai đối với hệ thống các quan hệ xã hội, quyền chủ thể ở Việt Nam, ít nhất cho đến bây giờ, hầu như không có khả năng tồn tại như một quan hệ xã hội thuần tuý mà không cần sự can thiệp của pháp luật.
Người ta có thể dừng lại trước đèn đỏ, bởi pháp luật cấm quyền chủ thể vượt ngã tư khi đèn đỏ; nhưng trong trường hợp cùng một lúc có nhiều người muốn mua vé xem hát, thì hầu như tất cả mọi người sẽ tìm cách vượt lên để được mua vé trước. Nói cách khác, ở Việt Nam chưa có các quyền chủ thể sống được chỉ nhờ ý thức xã hội; đúng hơn, ý thức xã hội chưa đủ mạnh để đặt cơ sở cho việc nuôi dỡng một quyền chủ thể nào đó ngoài khuôn khổ luật pháp.
Cũng vì ý thức xã hội về quyền chủ thể còn rất nhạt nhoà mà việc xâm phạm quyền chủ thể thường không bị lơng tâm phán xét dựa trên nhận thức về tình trạng bất bình đẳng chính đáng. Trong đa số các trường hợp, người vợt đèn đỏ ở Việt Nam không ở trong tâm trạng của một kẻ ăn cắp, mà của một người đang vội vàng với những ý định của riêng mình và cảm thấy việc phải dừng lại trước đèn đỏ là điều gò bó, bất tiện. Tơng tự, người không xếp hàng trước quầy bán vé thường tin tởng một cách giản đơn rằng trong điều kiện quầy bán vé rộng mở, người bán vé luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu mua vé của bất kỳ ai tiếp cận được với mình. Thậm chí có những công dân hoàn toàn không có ý niệm gì trong Pháp luật nước ta cũng thừa nhận tính nguyên tắc của quyền chủ thể và tính ngoại lệ của các đặc quyền, quyền ưu tiên. Thế nhng, việc thừa nhận các đặc quyền và quyền ưu tiên, dùđược thực hiện trong rất nhiều trường hợp, cho đến nay vẫn cha được đặt trong một cơ chế phân phối minh bạch và công bằng. Sự lỏng lẻo của cơ chế đã dẫn đến sự tràn lan của hiện tượng lạm dụng trong việc xác lập các đặc quyền, quyền u tiên (Xem hộp 2).
Hộp 2. Không ít quan chức, thông qua cơ chế mập mờ, thiết lập cho mình quyền qua phà, qua cầu mà không cần xếp hàng; quyền băng qua các giao lộ mà không cần quan tâm đến hoạt động của hệ thống tín hiệu giao thông, quyền nhận quyền sử dụng các lô đất “đẹp” với giá rẻ mà không phải qua đấu giá. Điều đáng ngại nữa là hiện rất phổ biến suy nghĩ theo đó, quyền chủ thể (được hiểu là các quyền thông thường) là những thứ tầm thường và dành cho người dân thường; còn người có trọng trách, có địa vị thì phải được “trang bị” các quyền thể hiện u thế của mình trong quan hệ với mọi người.
Chắc chắn xã hội không thể phát triển lành mạnh chừng nào thường, cũng như chừng nào con người vẫn còn duy trì quan niệm coi đặc quyền, quyền u tiên là dấu hiệu của sự cao sang, sự vợt trội. Có thể thấy rằng để quyền chủ thể được tôn trọng một cách tự giác, cần phải coi trọng việc xây dựng ý thức xã hội về nó: phải làm thế nàođể người dân hiểu rằng quyền chủ thể không phải là các quy tắc pháp lý được đa từ bên ngoài vào cuộc sống (kiểu như “luật đi vào cuộc sống”), mà là các quy tắc được hình thành từ chính cuộc sống, là các giá trị được nâng lên từ cuộc sống tích cực và cuối cùng, được pháp luật thừa nhận. Mặt khác, cần phải bảo đảm tính nguyên tắc của quyền chủ thể thông qua việc ngăn chặn, hạn chế sự lạm dụng trong việc xác lập các đặc quyền, quyền u tiên. Cụ thể, cần xây dựng một hệ thống quy tắc pháp lý đặc trng bằng vai trò chủ động của cơ quan lập pháp trong quyền thiết lập các tiêu chí xác định một đặc quyền, quyền u tiên nào đó là hợp pháp, cũng nh trong việc thừa nhận từng loại đặc quyền, quyền u tiên trong từng trường hợp cụ thể và trong việc sử dụng các đặc quyền, quyền u tiên trong đời sống hàng ngày./.
**********************
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 4/2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét