Thạc sỹ Nguyễn Văn Lịch
Tạp chí Nghiên cứu Hải quan sô 6/2005
Tổ chức Thương mại thế giới được thành lập năm 1995 được xây dựng trên nền tảng cơ cấu tổ chức của GATT, là Tổ chức quản lý các Hiệp định thương mại được đàm phán giữa các quốc gia các thành viên đặc biệt là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ( GATT), Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ ( GATS) và Hiệp định về Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS)... Việt Nam đang tham gia vòng đàm phán thứ 10 để tham gia Tổ chức thương mại thế giới ( WTO) và dự kiến chính thức là thành viên của Tổ chức này vào cuối năm 2005. Nhân dịp này chúng tôi muốn giới thiệu về những nguyên tắc cơ bản của WTO.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử:
Nguyên tắc này có 2 phần chính là: quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy chế
đãi ngộ quốc gia. Cả hai quy chế này đều được xác định là một trong các quy tắc chính của WTO về hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ nhưng bản chất của chúng khác nhau trong ba lĩnh vực này. Điều đó đặc biệt đúng với quy chế
đãi ngộ quốc gia, quy chế này rất cụ thể khi áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ chứ không phải là một cam kết chung chung.
- Quy chế tối huệ quốc: Quy chế này quy định một sản phẩm được sản xuất ở một nước thành viên phải được đối xử bình đẳng với sản phẩm tương tự với nó ở bất kỳ quốc gia thành viên khác. Vì vậy nếu có sự
ưu đãi dành cho một đối tác thương mại cung cấp một loại sản phẩm cụ thể với với mứu thuế xuất 0% thì ngay lập tức mức thuế này cũng phải được áp dụng vô điều kiện đối với việc nhập khẩu sản phẩm này từ tất cả các thành viên của WTO.
Quy chế tối huệ quốc được áp dụng vô điều kiện, mặc dù có những ngoại lệ
được áp dụng cho tổ chức của các khu vực tự do thương mại hoặc các liên minh về hải quan và
đối xử
ưu đãi của các nước đang phát triển, nhưng quy chế này vẫn là cơ bản của WTO. Nếu chính sách không phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp nước ngoài, thì các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng sẽ
được khuyến khích mua hàng hoá của nhà cung cấp nước ngoài với giá thấp nhất. Quy chế này cũng quy định các quốc gia nhỏ hơn sẽ
được đảm bảo không bị các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh hơn lợi dụng sức mạnh của thị trường của mình để tăng thuế xuất vào những thời kỳ gặp khó khăn và các ngành công nghiệp trong nước yêu cầu phải bảo hộ hoặc cho phép một quốc gia được hưởng sự
đối xử
ưu đãi với những lý do về chính sách đối ngoại.
Quy chế tối huệ quốc giúp cho các quy tắc đa phương có hiệu lực hơn bằng cách tăng các chi phí cho một quốc gia khi từ bỏ một chế
độ thương mại mà họ tự cam kết trong khi đàm phán thương mại đa phương trước đây. Nếu một quốc gia muốn đưa ra những rào cản thương mại thì nó phải áp dụng sự thay đổi này đối với tất cả các nước thành viên của WTO. Điều này sẽ khiến cho nước đó phải trả giá cho việc vi phạm chính sách thương mại vì các nhà nhập khẩu sẽ phản đối sự tự ý thay đổi này.
Cuối cùng, quy chế tối huệ quốc giảm được các quy chế
đàm phán: sau khi các cuộc đàm phán với một quốc gia kết thúc, ngay lập tức kết quả sẽ
được áp dụng với các quốc gia khác. Các quốc gia khác không cần phải đàm phán để
đạt được để sự
đối xử tương tự mà thay vào đó chỉ cần một số nhà cung cấp chính tham gia vào cuộc đàm phán.
- Quy chế
đãi ngộ quốc gia: quy định đối với hàng hoá nhập khẩu, ngay sau khi thoả mãn các thủ tục hải quan ở biên giới, chúng phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước. Điều đó có nghĩa là hàng hoá nhập ngoại chỉ chịu những khoản thuế bình đẳng như hàng hoá được sản xuất trong nước.
Quy chế
đãi ngộ quốc gia đảm bảo rằng những cam kết tự do hoá không được bù đắp thông qua việc sử dụng các loại thuế trong nước và các biện pháp tương tự. Vì các sản phẩm ngoại nhập và sản phẩm trong nước bình đẳng cho nên nó tạo cho các nhà cung cấp nước ngoài sự
đảm bảo hơn về môi trường điều tiết mà họ phải tuân thủ.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia thường xảy ra các cuộc giải quyết tranh chấp, quy chế này có rất nhiều quy tắc mà nghĩa vụ áp dụng ngay cả khi có hay không có một cam kết thuế quan cụ thể, nó bao gồm cả thuế và các chính sách khác được áp dụng rập khuôn không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm tương tự
được sản xuất ở trong nước với sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài. Điều này nó không phù hợp khi xem xét một chính sách có làm thiệt hại đến nhà xuất khẩu hay không, vấn đề là sự tồn tại của phân biệt đối xử chứ không phải là tác động của nó.
Nguyên tắc hai bên cùng có lợi: nguyên tắc này còn gọi là nguyên tắc trao đổi đặc quyền.
Hai bên cùng có lợi là một yếu tố cơ bản của quá trình đàm phán, thương lượng, nó phản ánh mong muốn của cả hai bên là hạn chế tối đa những hình thức " ăn theo" có thể xảy ra do quy chế tối huệ quốc và nó cũng phản ánh mong muốn đạt được " sự trả
ơn" cho việc tự do hoá thương mại dưới hình thức tiếp cận tốt hơn các thị trường nước ngoài.
Nguyên nhân cơ bản của việc ra đời nguyên tắc hai bên cùng có lợi nó xuất phát từ việc chi phí cho tự do hoá thương mại mà thường tập trung vào các ngành công nghiệp cụ thể
được tổ chức tốt và phản đối việc giảm bảo hộ. Lợi ích xét về tổng thể thường lớn hơn chi phí, tập trung vào số lượng lớn các đại lý. Trong tập hợp các đại lý này, nếu đảm bảo được rằng hai bên cùng có lợi thì những lợi ích thu được về xuất khẩu sẽ giúp cho việc buôn bán được tự do hoá một cách linh hoạt và sắc bén hơn. Thành công trong việc giảm những rào cản nhập khẩu do việc giảm bớt những hạn chế thương mại trong nước, nó đem lại lợi ích cho ngành sản trong nước hướng tới xuất khẩu và nhận được sự
ủng hộ từ sự tự do hoá thương mại ngay tại thị trường trong nước. Một điểm liên quan đối với một quốc gia trong đàm phán là kết quả thu được của việc làm này nhất thiết phải lớn hơn kết quả thu được từ sự tự do hoá thương mại đơn phương. Những nhượng bộ của cả hai bên đảm bảo rằng kết quả thu được phải trở thành lợi ích thực tế.
Nguyên tắc cam kết ràng buộc và thực hiện mang tính pháp lý
Những Hiệp định và những cam kết quốc tế về tự do hoá thương mại tuân theo các nguyên tắc nhất định và nó mang tính chất bắt buộc cho các bên tham gia phải nghiêm chỉnh thực hiện. Nguyên tắc không phân biệt đối xử, được ghi trong điều 1 về quy chế Tối huệ quốc và
điều 3 về quy chế
Đãi ngộ quốc gia của GATT là rất quan trọng trong việc bảo đảm rằng các cam kết tiếp cận thị trường được bảo đảm thực hiện. Các điều khoản khác trong GATT đóng vai trò hỗ trợ, bao gồm cả
điều 2 về lịch trình cắt giảm thuế. Những cam kết về thuế quan được các thành viên WTO xây dựng trong các vòng đàm phán thương mại đa phương và sự cắt giảm thuế quan được đăng ký trong lịch trình cắt giảm. Những lịch trình này tạo ra " những ràng buộc trần": thành viên liên quan không thể
đưa ra thuế quan quá mức quy định mà không có đàm phán bồi thường với các nhà cung cấp sản phẩm chính. Quy chế tối huệ quốc đảm bảo rằng những bồi thường này thông thường là giảm các loại thuế khác được áp dụng cho tất cả các thành viên của WTO, từ
đó làm tăng mức bồi thường vì vi phạm sự thoả thuận.
Một khi các cam kết về thuế quan được quy định và
điều quan trọng là sẽ không được xử dụng các biện pháp phi thuế quan khác làm vô hiệu hoá hoặc làm giảm giá trị của của việc cắt giảm thuế quan. Nếu một quốc gia nhận thấy rằng quốc gia khác có những hành động làm giảm hiệu lực hoặc làm tổn hại đến đến những cam kết về tiếp cận thị trường đã được thống nhất trong đàm phán hoặc hoặc vi phạm những nguyên tắc của WTO, thì quốc gia đó có quyền thông báo tới các nước liên quan để yêu cầu thay đổi chính sách với quốc gia vi phạm. Nếu không đồng ý với cách giải quyết của các bên liên quan thì có quyền đề trình lên WTO để thành lập Ban giải quyết tranh chấp. Ban này gồm các chuyên gia xem xét để xác định có hay không có vi phạm các nguyên tắc của WTO. Các Tổ chức tư nhân không có quyền đưa vụ việc ra WTO mà chỉ có các quốc gia mới có quyền này, vì WTO là tổ chức liên chính phủ. Thông thường khi xảy ra các tranh chấp thì các quốc gia lớn thường áp dụng biện pháp trả
đũa đơn phương. Nhưng với các quốc gia nhỏ, có tiềm lực kinh tế và thương mại còn chưa đủ mạnh thì việc nhờ
đến WTO đứng ra giải quyết tranh chấp hoặc thay đổi chính sách thay đổi có lợi cho quốc gia mình là hiệu quả nhất.
Nguyên tắc minh bạch:
Việc tuân theo các cam kết c?a WTO là chính sách thuowng mại của các nước thành viên phải được minh bạch và rễ tiếp cận, Chính sách thương mại của các thành việc phải được quản lý và tạo thuận lợi trong trao đổi thông tin. Việc phối hợp trao đổi thông tin, quan điểm tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau và tháo ngòi nổ của những xung đột có thể xảy ra một cách có hiệu quả.
Tính minh bạch là nguyên tắc cơ bản của WTO, đây cũng là nghĩa vụ pháp lý quy định tại Điều 10 của GATT và
Điều 3 của GATS . Các thành viên của WTO phải ban hành rộng rãi các quy định về thương mại của nước mình, phải xây dựng và duy trì thể chế
để cho phép rà soát các quy định, các chính sách quản lý tác động đến hoạt động thương mại và trả lời các yêu cầu về thông tin của các thành viên khác cũng như thông báo những thay đổi về chính sách thương mại cho WTO. Các yêu cầu về tính minh bạch luôn bị giám sát đa phương về chính sách thương mại bởi các thành viên của WTO, đồng thời các quốc gia thành viên phải báo cáo định kỳ về chính sách thương mại cho WTO.
Tính minh bạch về chính sách thương mại của các thành viên WTO nó mang lại rất nhiều lợi ích quan trong cho các thành viên. Nó làm giảm áp lực đối với hệ thống giải quyết tranh chấp vì các biện pháp có thể thảo luận ở một Hội đồng thích hợp của WTO. Thông thường trong những thảo luận này, các thành viên có thể nêu lên nhìn nhận của mình về một chính sách cụ thể vi phạm tới các nguyên tắc của WTO. Tính minh bạch cũng là vấn đề sống còn để
đảm bảo quyền tự chủ của WTO với tư cách là một thể chế. Việc xem xét tổng quan chính sách thương mại là nguồn thông tin duy nhất mà xã hội có thể sử dụng để dánh giá mục tiêu chính sách thương mại tổng thể mà chính phủ
đang theo đuổi. Xét từ góc độ kinh tế, nâng cao tính minh bạch còn có thể giúp làm giảm sự không chắc chắn và nó tạo ra sự
ổn định trong chính sách thương mại.
Nguyên tắc các cơ chế an toàn:
Đây là nguyên tắc cuối cùng của WTO là các Chính phủ có thể hạn chế thương mại trong những trường hợp cụ thể, có ba loại quy định về vấn đề này:
- Thứ nhất: các điều khoản cho phép sử dụng biện pháp thương mại để
đạt được các mục tiêu kinh tế.
Quy định này cho phép các quốc gia thành viên đưa ra các chính sách về bảo vệ sức khoẻ cộng đồng hoặc an ninh quốc gia và bảo hộ các ngành công nghiệp bị tổn thất nghiêm trọng do phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu. ý tưởng chủ
đạo trong trường hợp này là các chính phủ phải có quyền can thiệp khi cạnh cạnh tranh trở nên gay gắt và gây tổn hại đến các nhà cạnh tranh trong nước. Mặc dù điều này không được đề cập cụ thể trong Hiệp định của WTO, nhưng lý lẽ cơ bản cho sự can thiệp là việc cạnh tranh này gây ra những khó khăn về chính trị, xã hội liên quan đến nhu cầu của ngành công nghiệp đó nhằm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình đã thay đổi.
- Thứ hai: các điều, khoản nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng.Các quốc gia có quyền ấn định thuế bù đắp đối với hàng nhập khẩu đang được trợ cấp và quyền ấn định thuế chống phá giá đối với hàng hoá được bán ra với giá thấp hơn giá trên thị trường nội địa.
- Thứ ba: các điều khoản cho phép can thiệp trong thương mại vì lý do kinh tế. Cho phép hành động trong các trường hợp cán cân thanh toán đang đặc biệt khó khăn hoặc chính phủ muốn hỗ trợ một ngành công nghiệp non trẻ.
Tóm lại:
Chính sách thương mại các quốc gia cần phải tập trung vào tiến trình phát triển và chiến lược phát triển ở cấp quốc gia và cả quốc tế. ở cấp quốc gia các chính phủ phải có khẳ năng xác định được những loại quy tắc nào có thể thúc đẩy phát triển và loại quy tắc nào có thể gây bất lợi khi sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm. ở cấp quốc tế thì tăng cường đối thoại giữa các cơ quan thương mại và khai thác sự hỗ trợ phát triển các quốc gia thành viên cho mục tiêu phát triển kinh tế.
Việt Nam chuẩn bị tham gia WTO, là tham gia cuộc chơi sòng phẳng do vậy việc nghiên cứu và nắm bắt các nguyên tắc của cuộc chơi là vô cùng quan trọng và là
điều kiện căn bản cho việc giành thắng lợi trong phát triển kinh tế
đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét