Thứ Tư, 10 tháng 10, 2007

ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ CÔNG CHỨNG

LÊ THỊ PHƯƠNG HOA

SỞ TƯ PHÁP TỈNH VĨNH PHÚC

-------------------------------------------

Quan niệm về công chứng là yếu tố quyết định tới việc xác định mô hình tổ chức, hoạt động công chứng ở mỗi quốc gia. Đổi mới quan niệm về công chứng là tạo cơ sở để đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động công chứng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công chứng, phát huy vai trò công chứng. Đây cũng là yêu cầu bức thiết ở Việt Nam hiện nay

Quan niệm về công chứng ở Việt Nam

Theo Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp một thông tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khai sinh hệ thống công chứng nhà nước ở Việt Nam - công chứng nhà nước được xác định là một hoạt động của Nhà nước với mục đích giúp các công dân, cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1945), khái niệm công chứng nhà nước được đ a ra ở Việt Nam, đánh dấu sự đổi mới về tư duy pháp lý, bước đầu đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế ở giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi. Tuy nhiên, là văn bản pháp lý đầu tiên về công chứng trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới nên văn bản này không thể tránh hết được các hạn chế, đó là: chưa xác định được chủ thể, đối tượng của hoạt động công chứng cũng như nội dung việc công chứng, chưa phân biệt rõ hoạt động công chứng với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm tăng nhanh cả về số lượng và quy mô các giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại, đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động công chứng. Do đó, trong vòng 10 năm (1991 - 2000), Chính phủ đã ban hành ba nghị định về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, đó là: Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng Bộ

trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 45/HĐBT); Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/CP) và Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75/2000/NĐ-CP).

Theo Nghị định số 45/HĐBT, công chứng nhà nước được xác định như sau: "Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức) góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ" (Điều 1).

Đến Nghị định số 31/CP, công chứng nhà nước được xác định: "Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức) góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các hợp đồng, giấy tờ đã được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc y ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu" (Điều

1).

So với Thông tư số 574/QLTPK, khái niệm công chứng ở hai Nghị định này đã được xác định cụ thể, rõ ràng hơn. Và nếu so sánh Nghị định số 45/HĐBT với Nghị định số 31/CP thì Nghị định số 31/CP đã bước đầu có sự phân biệt hành vi công chứng và hành vi chứng thực. Tuy nhiên, ý nghĩa pháp lý của hành vi công chứng và hành vi chứng thực chưa được phân biệt. Quy định “chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng, giấy tờ" ở cả hai nghị định này còn quá chung chung, khó hiểu, dễ gây nên sự tùy tiện và các hệ quả khác nhau trong thực tiễn hoạt động công chứng.

Chỉ đến Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, khái niệm công chứng mới được tách bạch khỏi khái niệm chứng thực. Khái niệm công chứng ở Nghị định này đã được xác định khoa học hơn, tiệm cận gần hơn với quan niệm chung của thế giới về công chứng. Theo Nghị định này, "công chứng là việc phòng công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định này" (khoản 1 Điều 2). Cùng với việc xác định khái niệm công chứng như trên, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đã xác định khái niệm chứng thực "là việc y ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của Nghị định này" (khoản 2 Điều 2).

Điểm mới quan trọng nữa của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP là đã thay đổi tên gọi từ "Phòng công chứng nhà nước" ở các văn bản pháp lý trước đó thành "Phòng công chứng". Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề để tiến tới chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa và xã hội hóa nghề công chứng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, khái niệm công chứng của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP còn có một số điểm chưa phù hợp, đó là:

Thứ nhất, mặc dù Nghị định đã có sự phân biệt hành vi công chứng và hành vi chứng thực bằng hai khái niệm khác nhau, song xem xét tổng thể Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, có thể thấy, hoạt động công chứng và hoạt động chứng thực vẫn được đồng nhất cả về chủ thể, đối tượng và ý nghĩa pháp lý.

Thứ hai, nếu Thông tư số 574/QLTPK cũng như Nghị định số 45/CP và Nghị định số 31/CP chưa xác định chủ thể của hoạt động công chứng, thì Nghị định số 75/2000/NĐ-CP lại xác định chủ thể của hoạt động công chứng là Phòng công chứng: "Công chứng là việc Phòng công chứng chứng nhận...". Thực tiễn hoạt động công chứng cho thấy, dù được tổ chức như thế nào, công chứng vẫn là hoạt động của công chứng viên, công chứng viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi công chứng của mình. Quy định như trên đã làm "mờ" đi vai trò của công chứng viên trong hoạt động công chứng.

Thứ ba, xem xét một cách hệ thống các văn bản pháp lý về công chứng ở nước ta từ năm 1987 đến nay cho thấy, dù sử dụng thuật ngữ "Công chứng nhà nước" hay "Công chứng" thì quan niệm về công chứng của Việt Nam vẫn không thay đổi, đó là: công chứng là hoạt động của Nhà nước, do Nhà nước trực tiếp thực hiện. Với quan niệm này, công chứng Việt Nam được tổ chức theo mô hình công chứng nhà nước. Cụ thể, phòng công chứng là cơ quan nhà nước, công chứng viên là công chức nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nhà nước bảo đảm toàn bộ cơ sở vật chất cho hoạt động công chứng. Đây là mô hình công chứng mang tính đặc thù của Liên Xô (cũ) và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trước đây trong điều kiện kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.

Những điểm chưa phù hợp trên đã dẫn đến các cách hiểu khác nhau (thậm chí trái ng ợc nhau) về công chứng, đó là: công chứng là một cơ quan hành chính (cũng có ý kiến cho là cơ quan hành chính tư pháp), hoạt động công chứng là hoạt động quản lý nhà nước; công chứng là một tổ chức nghề nghiệp, hoạt động công chứng là hoạt động nghề nghiệp, hỗ trợ công dân, hỗ trợ quản lý nhà nước và hỗ trợ tư pháp, do đó, công chứng là một thiết chế bổ trợ tư pháp cũng giống như luật sư ...

Sự thiếu thống nhất trong nhận thức về công chứng như trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả và vai trò công chứng trong đời sống xã hội. Nguyên nhân chính ở đây là do chúng ta chưa có được nhận thức đúng về bản chất công chứng. Như vậy, để có được nhận thức thống nhất, chuẩn xác về công chứng, tạo tiền đề cho sự phát triển công chứng, phát huy vai trò công chứng trong đời sống xã hội, về mặt lý luận, trước hết cần nghiên cứu làm rõ bản chất công chứng.

Quan niệm về công chứng trên thế giới

Theo Từ điển Luật học của Mỹ, công chứng (Notarial) là hoạt động của công chứng viên… Công chứng viên, theo tiếng Latinh là "Notarius". "Notarius" trong luật Anh cổ là một người sao chép hay trích lục các loại văn bản, giấy tờ khác, người làm chứng. Trong luật La Mã, công chứng viên là người ghi chép, thư ký, tốc ký, người ghi chép các hoạt động trong nghị viện của tòa án, hoặc ghi chép theo lời người khác đọc, người soạn các di chúc và giấy chuyển nhượng sở hữu. Theo cách giải thích trên, xét về nguồn gốc, công chứng là nghề sớm xuất hiện trong lịch sử loài người (từ thời La Mã cổ đại), với vai trò ghi chép, soạn thảo văn bản và làm chứng. Nghiên cứu các tài liệu về công chứng cho thấy, trên thế giới có ba hệ thống công chứng: Hệ thống công chứng La tinh tương ứng với hệ thống luật La Mã (còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự Civil Law); hệ thống công chứng Ănglo Saxon tương ứng với hệ thống pháp luật Ănglo Saxon (Common Law) và hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể) tương ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Sovietique).

So sánh các hệ thống công chứng cho thấy, mặc dù giữa hệ thống công chứng La tinh và hệ thống công chứng Anglo Saxon có sự khác biệt nhau về cách thức tổ chức, hoạt động, trình tự, thủ tục công chứng, song quan niệm về công chứng ở hai hệ thống này về cơ bản tương đồng. Cả hai hệ thống này đều coi công chứng là một nghề tự do, công chứng viên hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình. Tuy nhiên, đó là một nghề đặc biệt, đòi hỏi công chứng viên phải có trình độ chuyên môn (luật) và kỹ năng nghiệp vụ được nhà nước công nhận để có thể đảm bảo tính xác

thực cho các hợp đồng vốn rất phức tạp, đa dạng, công chứng viên do nhà nước bổ nhiệm hoặc công nhận theo các điều kiện, tiêu chuẩn do luật định và hoạt động theo chế độ chứng chỉ hành nghề. Có thể thấy rõ điều đó qua pháp luật thực định về công chứng của một số nước.

Cộng hòa Pháp (một điển hình của trường phái công chứng La tinh), Điều 1 Pháp lệnh số 452500 ngày 02/11/1945 về Điều lệ công chứng của Cộng hòa Pháp quy định: "Công chứng viên là viên chức công, được bổ nhiệm để lập các hợp đồng và văn bản mà theo đó, các bên phải hoặc muốn đem lại tính xác thực giống như các văn bản của các cơ quan công quyền và để đảm bảo ngày, tháng chắc chắn, lưu giữ và cấp các bản sao văn bản công chứng" .

Vương quốc Anh (một trong các điển hình của trường phái công chứng Anglo Saxon), quy chế công chứng năm 1801, 1833, 1834 quy định: "Công chứng viên là viên chức được bổ nhiệm để thực hiện các hành vi công chứng sau: Soạn thảo, chứng nhận hoặc xác lập chứng thư và các giấy tờ khác có liên quan đến việc: chuyển nhượng hoặc xác lập giấy tờ khác có liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản và tài sản cá nhân, giấy ủy quyền liên quan đến bất động sản và tài sản cá nhân ở Anh, xứ Wales, các nước khác thuộc khối cộng đồng Anh hoặc ở nước ngoài; chứng nhận hoặc xác nhận các giấy tờ liên quan đến di chúc, lập kháng nghị hàng hải về sự cố xảy ra đối với tàu và hàng hóa trên tàu trong thời gian tàu đi trên biển".

Hệ thống công chứng Collectiviste lại có quan niệm về công chứng khác với hệ thống công chứng La tinh và hệ thống công chứng Anglo Saxon. hệ thống công chứng Collectiviste, công chứng chưa ở được coi là một nghề (công chứng viên là công chức nhà nước, kiêm nhiệm cả việc chứng thực (thị thực hành chính); việc công chứng được giao cho cả các chủ thể không phải là công chứng viên đảm nhiệm; công chứng viên không có chứng chỉ hành nghề, không phải chịu trách nhiệm dân sự trước khách hàng, chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính trước nhà nước về những sai phạm trong hoạt động

của mình).

Tuy nhiên, hiện nay trong hệ thống công chứng Collectiviste, hầu hết các nước đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đều có sự đổi mới trong quan niệm về công chứng phù hợp với quan niệm của hệ thống công chứng La tinh và hệ thống Anglo Saxon, đó là xác định công chứng là một nghề tự do đặt d ới sự quản lý của nhà nước và đang từng bước tiến hành cải cách công chứng từ mô hình công chứng nhà nước sang mô hình công chứng tự do. Ví dụ: ở Ba Lan, Điều 1 Luật số 176 ngày 14/02/1991 về công chứng quy định: "Công chứng viên được bổ nhiệm để lập những văn bản mà trong đó, các bên phải hoặc muốn đem lại một tính đích thực".

Đổi mới quan niệm về công chứng ở Việt Nam

Điều 1 Điều lệ công chứng được ban hành kèm theo Lệnh số 48/FR ngày 29/8/1968 của Cộng hòa Bênanh cũng chép lại gần như nguyên văn điều luật trên. Qua những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: mặc dù nội dung chi tiết về chức năng, nhiệm vụ của công chứng viên trong pháp luật thực định của các nước có những điểm khác nhau, nhưng quan niệm về công chứng ở các nước này đều có những điểm chung cơ bản sau:

Chủ thể của hoạt động công chứng là công chứng viên.

Công chứng là việc soạn thảo, chứng nhận (xác nhận, chứng thực) các hợp đồng giao dịch. nghĩa pháp lý của hoạt động công chứng là bảo đảm giá trị thực hiện cho các hợp đồng giao ý dịch, phòng ngừa tranh chấp và cung cấp chứng cứ nếu có tranh chấp xảy ra (văn bản công chứng là một công chứng thư ). Qua các phân tích trên cho thấy, khởi nguồn, hoạt động công chứng là hoạt động của xã hội, với vai trò làm chứng của quần chúng nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan của các khế ước, văn tự được lập, đề phòng sự tranh chấp, lật lọng. Có thể nói, ở giai đoạn đầu của lịch sử công chứng, công chứng chính là nhu cầu tự nhiên, tự bảo vệ của dân chúng khi họ tham gia các hợp đồng, giao dịch chứ chưa phải nhu cầu của quản lý nhà nước. như vậy, công chứng là một hoạt động mang tính xã hội sâu sắc. Mặt khác, với vai trò chủ yếu là hỗ trợ công dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức trong các giao dịch dân sự, kinh tế, th ơng mại; phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật; hỗ trợ quản lý nhà nước, góp phần bảo đảm ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy các giao lưu dân sự, kinh tế, th ơng mại phát triển và hỗ trợ t pháp thông qua việc cung cấp chứng cứ cho hoạt động xét xử, công chứng là một nghề có tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa phục vụ cho lợi ích chung

của xã hội, cộng đồng. Với vai trò quan trọng như trên, công chứng đã trở thành đối tượng quản lý của nhà nước. Thậm chí, ở một số quốc gia, trong những điều kiện lịch sử nhất định, công chứng còn trở thành một hoạt động thuộc chức năng xã hội của nhà nước (chức năng cung ứng dịch vụ công).

Như vậy, bản chất công chứng là hoạt động mang tính dịch vụ công (service public). Với sự tinh thông nghề nghiệp, bằng việc t vấn, soạn thảo, chứng nhận các hợp đồng, giấy tờ, công chứng viên đã cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn pháp lý cho công dân và các tổ chức khi tham gia giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Khẳng định bản chất công chứng như trên, cho phép chúng ta thấy rõ:

a) Công chứng là một hoạt động xã hội nghề nghiệp, không mang đặc tr ng quyền lực nhà nước; b) Về mặt tổ chức, công chứng cần được xác định là một tổ chức nghề nghiệp chứ không phải là cơ quan hành chính hay cơ quan hành chính tư pháp.

Như vậy, để bảo đảm sự phù hợp, hài hòa, tương thích với quan niệm của thế giới về công chứng, tạo tiền đề cho sự phát triển công chứng và nâng cao hiệu quả công chứng, phát huy vai trò công chứng trong nền kinh tế thị trường định h ớng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, công chứng nên được hiểu như sau:

Công chứng là hành vi của công chứng viên lập, chứng nhận tính xác thực của các giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật. Văn bản công chứng có giá trị thực hiện và giá trị chứng cứ.

***************************

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 12/2005

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến