NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP số 3/2001
*************************************
Ngày 23/3/2001, tại Hà Nội, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp (Bộ Tư pháp) và Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (Văn phòng Quốc hội) cùng phối hợp tổ chức toạ đàm với chủ đề “Xây dựng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật tại các doanh nghiệp.” Sau đây Tạp chí xin giới thiệu một bài tham luận tại cuộc toạ đàm này.
Trong những năm qua, nhiều vụ án hình sự liên quan đến ngời, tài sản của ngân hàng đã được đa ra xét xử công khai, nh: vụ án Tamexco, EPCO- Minh Phụng, dệt Nam Định... Nhìn chung, các bản án, quyết định của Toà án trong các vụ án nói trên đều thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm đúng ngời, đúng tội. Bài viết này, xin trao đổi một số ý kiến
xung quanh việc áp dụng pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng được rút ra từ các vụ án Tamexco, EPCO- Minh Phụng...
Toà hình sự hay toà kinh tế có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu?
Bản án số 141/HSST ngày 31 tháng 01 năm 1997 của Toà hình sự- Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã tuyên bố huỷ toàn bộ những hợp đồng thế chấp đất đai, hợp đồng liên doanh giữa công ty Tamexco với Vietcombank Trung ơng, giữa công ty Tamexco với chi nhánh Vietcombank TP. Hồ Chí Minh, giữa Công ty Tamexco với Firstvinabank, cụ thể:
- Giao lại cho Chính phủ giải quyết theo thẩm quyền những lô đất mà công ty Tamexco đã đa vào thế chấp ở Vietcombank, Firstvinabank.
- Giao lại cho Ban Tài chính quản trị Thành uỷ TP. Hồ chí Minh giải quyết theo thẩm quyền các tài sản như khu khách sạn Đồi Sao, trụ sở số 3 Hoàng Việt, 2 căn biệt thự. Trong khi đó, Khoản 3, Điều 8 của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế lại quy định rõ: “
Việc kết luận hợp đồng kinh tế là vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần thuộc thẩm quyền của Trọng tài kinh tế”. Kể từ 1/7/1994, Toà Kinh tế trực thuộc Toà án nhân dân được thành lập và có thẩm quyền giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền của Trọng tài kinh tế trớc đây, trong đó bao gồm cả việc tuyên huỷ hợp đồng kinh tế vô hiệu. Do đó, việc Toà hình sự- Toà án nhân dân TP.HCM tuyên huỷ các hợp đồng kinh tế không phù hợp với Điều 8 của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Vì vậy, các ngân hàng liên quan trong vụ án Tamexco nói trên đã không có điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình theo đúng tinh thần trình tự, tố tụng của pháp luật kinh tế.
Thực hiện theo bản án nào khi cả hai bản án đều có hiệu lực ngang nhau?
Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Toà hình sự- Toà án nhân dân TP. HCM tuyên, các bên liên quan đã làm đơn kháng cáo một phần Bản án hình sự số 141/HSST nói trên. Toà Phúc thẩm, Toà án Nhân dân tối cao tại TP.HCM đã tiến hành xét xử theo trình tự phúc thẩm số 379/HSPT vào ngày 31/3/1997, trong đó buộc Công ty Tamexco có trách nhiệm trả nợ, bồi thường cho Vietcombank Trung ương và Chi nhánh Vietcombank TP. Hồ Chí Minh. Ngay sau khi bản án hình sự phúc thẩm số 379/HSPT nói trên có hiệu lực, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã gửi đơn cho Phòng thi hành án Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tổ chức thi hành án. Trong khi Phòng thi hành án đang tổ chức thi hành Bản án hình sự phúc thẩm số 379/HSPT đã có hiệu lực pháp luật nói trên và Ngân hàng Ngoại thương Việt nam cha thu hồi được đủ số nợ theo Bản án hình sự phúc thẩm đó, thì Công ty Tamexco (bên phải thi hành án) đã nộp đơn lên Toà án kinh tế TP. Hồ Chí Minh xin yêu cầu mở thủ tục giải quyết việc tuyên bố phá sản đối với Công ty Tamexco. Toà Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã thụ lý hồ sơ để tiến hành mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản để thanh toán nợ cho các chủ nợ phải theo đúng phơng án ghi trong quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Toà án và theo đúng thứ tự ưu tiên sau:
a- Các khoản lệ phí, các chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp.
b- Các khoản nợ lơng, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ớc lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
c- Các khoản nợ thuế.
d- Các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ.
e- Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ số nợ cho chủ nợ mà vẫn còn thừa, thì phần thừa này sẽ được trả lại cho chủ sở hữu của doanh nghiệp phá sản.
Như vậy, theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp thì giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản sẽ được phân chia để thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ, trong đó có nợ của ngân hàng ở vị trí u tiên thứ t. Nhưng điều quan trọng đang được dư luận và nhiều ngân hàng quan tâm là: tại cùng một thời điểm có hai bản án của Toà án có hiệu lực pháp lý ngang nhau (một bản án hình sự và một bản án kinh tế), thì các bên liên quan biết thực hiện theo bản án nào? Nếu phải thi hành theo quy định của bản án hình sự, thì ngân hàng có khả năng thu hồi được vốn cho vay, ngợc lại, nếu thi hành bản án tuyên bố phá sản doanh nghiệp được tổ chức thi hành, thì ngân hàng hầu nh không thu hồi được nợ. Bởi vì giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp không lớn hoặc không đáng kể so với các khoản nợ và trong các khoản nợ, thì thứ tự u
tiên thanh toán cho ngân hàng lại đứng sau cả khoản nợ phí, lệ phí về phá sản doanh nghiệp, nợ tiền lơng, tiền công và bảo hiểm, nợ thuế... Vì những lý do trên, nhiều doanh nghiệp đã gửi đơn đến Toà án đề nghị nêu rõ phải thi hành bản án nào vì quyền và lợi ích của ngân hàng trong từng bản án là khác nhau.
3- Cơ sở để xác định tổn thất của ngân hàng trong các vụ án vẫn cha rõ ràng?
Theo quy định của pháp luật, thì đa số các doanh nghiệp phải thế chấp tài sản hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba khi xin vay vốn và bảo lãnh ngân hàng. Căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp do các bên tự thoả thuận hoặc do cơ quan thứ ba có thẩm quyền định giá, ngân hàng xác định mức vốn cho vay hoặc bảo lãnh cụ thể. Trên cơ sở thoả thuận của các bên phù hợp với pháp luật, ngân hàng chỉ trả lại tài sản thế chấp (trờng hợp do bên nhận thế chấp giữ tài sản) và các giấy tờ gốc về sở hữu/ sử dụng tài sản thế chấp cho bên thế chấp khi bên vay và bên được bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và tiền phạt (nếu có) hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Trờng hợp bên vay hoặc bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn.
Nếu tiền bán tài sản thế chấp không đủ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên vay và bên được bảo lãnh cung cấp tài sản bổ sung để bảo đảm cho số nợ còn thiếu.Thực tế trong thời gian qua, một số cá nhân đứng đầu các doanh nghiệp (Tamexco- EPCO, Minh Phụng...) và các tổ chức liên quan khác đã có nhiều hành vi cấu kết, thông đồng, lừa đảo chiếm đoạt vốn vay của ngân hàng thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá không có thật, nâng cao giá trị tài sản thế chấp lên nhiều lần so với giá trị thực tế, chứng nhận hợp đồng thế chấp không phù hợp với quy định của pháp luật... Những hành vi vi phạm pháp luật của những cá nhân này đã bị các cơ quan pháp luật khởi tố, truy tố và xét xử theo quy
định của pháp luật hình sự. Việc xử lý hình sự cán bộ của những đơn vị vay nói trên không thể không liên luỵ đến một
vài cán bộ ngân hàng, ngời đã tham gia ký hồ sơ thẩm định tài sản thế chấp, hồ sơ cho vay vốn và hồ sơ bảo lãnh. Những cán bộ ngân hàng có hành vi sai trái có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, nhng trớc và sau khi có quyết định khởi tố vụ án, ngân hàng đã chủ động áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thu nợ, như: thu nợ quá hạn, thời gian phát mại những tài sản thế chấp và yêu cầu đơn vị bổ sung tài sản để trả nợ... Tuy nhiên, một phần do đơn vị không còn khả năng trả nợ, tài sản không còn nữa hoặc nếu có thì giá trị tài sản không lớn so với số nợ còn lại của đơn vị, một phần do cơ chế pháp luật còn bất cập, nên ngân hàng không thể thu hồi được đủ vốn vay ban đầu và lãi. Ngay sau khi vụ án phát sinh, cơ quan pháp luật yêu cầu ngân hàng giải trình về những hành vi liên quan của cán bộ ngân hàng và xác định công nợ của những đơn vị có cá nhân bị khởi tố. Tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, ngân hàng đã giải trình và xác định rõ toàn bộ số d nợ của đơn vị, đồng thời xác định mức độ tổn thất của ngân hàng mình. Tuy nhiên, ngân hàng khó có thể xác định được chính xác số vốn tổn thất. Cho đến nay, cha có một văn bản pháp luật nào hớng dẫn xác định tổn thất của ngân hàng trong các vụ án hình sự. Vì vậy, các ngân hàng thường thụ động và lúng túng khi xác định mức độ tổn thất của mình theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Về nguyên tắc thì tổn thất được xác định bằng công thức lấy tổng d nợ của đơn vị (cả gốc và lãi) trừ đi giá trị tài sản thế chấp. Nhng khi vụ án đã phát sinh, ngân hàng không được phát mãi những tài sản thế chấp có liên quan để thu hồi nợ mà chỉ có quyền sử dụng, khai thác (nếu được cơ quan tiến hành tố tụng đồng ý). Mặt khác, giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm nhận thế chấp khác với giá trị tài sản thế chấp trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử. Cho nên cơ sở để xác định tổn thất giữa các ngân hàng trong cùng một vụ án sẽ không thống nhất với nhau. Điểm khác nhau căn bản ở đây là sự lựa chọn giá tài sản thế chấp tại thời điểm nào: có ngân hàng lấy giá trị tài sản thế chấp theo giá thoả thuận trong hợp đồng khi thế chấp, nhng có ngân hàng lại lấy giá trị tài sản thế chấp theo giá của hội đồng định giá do cơ quan tố tụng trưng cầu... Chính vì vậy, việc xác định tổn thất của ngân hàng hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau.
Vậy việc xác định tổn thất có một số vấn đề vớng mắc như:
- Giá trị tài sản thế chấp là giá nào khi xác định tổn thất?
- Tài sản thế chấp và bổ sung có được dùng làm để giải quyết công nợ?
- Tỷ giá quy đổi tại thời điểm nào?
- Cần trừ nợ như thế nào?
4. Doanh nghiệp có được thế chấp tài sản xây dựng trên đất thuê của Nhà nước?
Trước khi thế chấp tài sản của mình vay vốn ngân hàng, bên thế chấp là một bên trong quan hệ thuê đất và thuê tài sản của Nhà nước. Quan hệ thuê tài sản này được lập bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật. Do tài sản thuê của Nhà nước đã xuống cấp quá nhiều, không phù hợp với hoạt động kinh doanh tại điểm đó, nên trong thời hạn còn hiệu lực ca hợp đồng thuê đất, bên thuê đã xin phép các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phơng để đầu tư xây dựng công trình mới. Khi đã được bên cho thuê tài sản đồng ý và đã hoàn thành các thủ tục xin phép (bản thiết kế đã duyệt, có giấy phép xây dựng...) thì bên thuê mới tiến hành xây dựng công trình bằng một phần vốn tự có của mình và một phần bằng vốn ngân hàng. Khi công trình sắp hoàn thiện và đi vào hoạt động, chủ công trình (bên thế chấp) đã tự nguyện thế chấp
cho ngân hàng để vay vốn hoạt động kinh doanh. Việc thế chấp tài sản được lập bằng văn bản có chứng thực của ỷ ban nhân dân cấp quận, huyện và bên thế chấp đã giao bản gốc các giấy tờ liên quan cho ngân hàng giữ (hợp đồng thuê tài sản, bản thiết kế được duyệt, giấy phép xây dựng...).
Cho đến nay, pháp luật của nước ta cha quy định khi đã có giấy phép xây dựng thì chủ công trình phải xin giấy phép phá dỡ công trình cũ. Điều đó phải được hiểu là khi xem xét cấp giấy phép xây dựng căn cứ vào quy hoạch tổng thể của địa phơng, các cơ quan chức năng của nhà nước đã xét đến yếu tố phá dỡ công trình cũ để xây dựng công trình mới theo bản thiết kế được duyệt. Nếu cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đã cho phép xây dựng công trình mới mà không cho chủ công trình được quyền phá dỡ công trình cũ thì đó là điều bất hợp lý. Hiểu theo lôgic của vấn đề thì việc cấp giấy phép xây dựng đã bao hàm cả việc cho phép phá dỡ công trình cũ, nên chủ công trình mới có thể xây dựng công trình hợp với bản thiết kế được duyệt và giấy phép xây dựng được cấp. Do vậy, việc chủ công trình phá dỡ công trình đang thuê của Nhà nước để xây dựng công trình mới mà không phải xin giấy phép phá dỡ là không trái với quy định của pháp luật. Sau khi công trình mới được xây dựng, thì công trình cũ thuộc sở hữu của Nhà nước không còn nữa, thay vào đó là công trình xây dựng mới thuộc sở hữu của bên thế chấp. Cho nên, chủ công trình có quyền dùng tài sản của mình để thế chấp vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật. Theo Điều 9 của Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ngày 14/10/1994 thì “Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã xây dựng trên đất đó tại Việt Nam để vay vốn sản xuất kinh doanh trong thời hạn thuê đất theo quy định của pháp luật”.
Trong trờng hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhợng tài sản gắn liền với đất thuê, thì bên nhận tài sản được tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật (khoản 3-Điều 13 của Nghị định số 85/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ). Theo quy định của Quyết định số 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước đây và Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ hiện nay, thì tài sản dùng để thế chấp vay vốn các tổ chức tín dụng là các bất động sản có khả năng chuyển nhợng, mua bán được dễ dàng, bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng... Như vậy, pháp luật không chỉ cho phép tổ chức kinh tế trong nước được Nhà nước cho thuê đất có thẩm quyền thế chấp công trình xây dựng gắn liền với đất mà còn được thế chấp cả giá trị quyền sử dụng đất trong thời hạn thuê gắn liền với bất động sản thuộc sở hữu của mình trên
đất đó tại ngân hàng Việt Nam. Trong các vụ án Minh Phụng - EPCO nói trên, đơn vị vay chỉ thế chấp cho ngân hàng tài sản của mình được xây dựng trên đất thuê, nên giá trị tài sản thế chấp thấp hơn nhiều so với thế chấp kèm giá trị quyền sử dụng đất. Khi xét duyệt cho vay, ngân hàng cũng chỉ định giá và cho vay trên cơ sở trị giá tài sản của đơn vị vay chứ không thẩm định bất kỳ tài sản nào thuộc sở hữu Nhà nước. Thực tiễn ở Việt Nam, thời gian để xin được giấy chứng nhận quyền sở hữu không thể thực hiện trong một thời gian ngắn mà phải trải qua một quá trình lâu dài, có khi đến hàng năm.
Thật không may cho cả hai bên, khi các bên đang làm các thủ tục thì một số cá nhân đứng đầu đơn vị vay và các tổ chức liên quan bị khởi tố, nên công việc dang dở phải ngừng lại tại thời điểm đó. Ngoài phần vốn do ngân sách Nhà nước cấp thì nguồn vốn của ngân hàng được huy động từ tiền gửi của các tổ chức và dân c trên cơ sở có hoàn trả gốc và lãi. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế của Đảng và Chính phủ giao, hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Cho nên, trong các vụ án hình sự, các cơ quan pháp luật không những phải căn cứ vào các quy định của pháp luật mà cân nhắc, xem xét thận trọng sự việc một cách toàn diện, khách quan để bảo vệ quyền lợi, ích chính đáng của các ngân hàng trớc khi có phán quyết, quyết định chính thức, để uy tín hoạt động của ngân
hàng không bị ảnh hởng và các khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân được bảo đảm thanh toán đúng hạn. Về trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự, đề nghị các cơ quan pháp luật buộc các cơ quan chủ quản hoặc cơ quan trực tiếp quản lý đơn vị vay phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng. Đối với những tài sản cha hoàn thiện thủ tục thế chấp, cho phép các bên liên quan được làm các thủ tục còn lại và giao cho ngân hàng quản lý, khai thác, phát mại theo
luật định. Trờng hợp tài sản thế chấp được xây dựng trên đất thuê của Nhà nước mà thời hạn thuê đất đã hết thì cho phép ngân hàng hoặc tổ chức, cá nhân mua tài sản được tiếp tục thuê đất như pháp luật đã quy định.
5. Xử lý tài sản thế chấp trùng theo hướng nào?
Tài sản thế chấp “trùng” ở đây được hiểu là hai tài sản gắn liền với nhau và không thể tách rời nhau, được thế chấp ở hai ngân hàng khác nhau để vay vốn chứ không phải một tài sản thế chấp cho hai ngân hàng. Chẳng hạn: quyền sử dụng đất được thế chấp cho ngân hàng A, còn nhà cửa, công trình được xây dựng trên diện tích đất đó được đem thế chấp cho ngân hàng B... Theo trình tự, tố tụng hình sự và khi được phát biểu quan điểm của mình tại phiên toà, với tư cách là nguyên đơn dân sự, mỗi ngân hàng có quyền đa ra đề nghị riêng của mình về việc xử lý tài sản thế chấp “trùng”, nhng tiếc thay các đề nghị đó của ngân hàng lại mâu thuẫn nhau, xung đột về quyền và lợi ích. Thậm chí, có ngân hàng liên quan trong vụ án còn mạnh dạn đề nghị hội đồng xét xử giao toàn bộ tài sản thế chấp “trùng” cho mình (bao gồm cả tài sản đã thế chấp cho ngân hàng khác) để quản lý, khai thác, sử dụng và phát mại thu hồi nợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có hệ thống pháp luật hiện hành về xử lý tài sản thế chấp cha hoàn thiện. Cho đến nay, ở nước ta cha có văn bản pháp luật nào quy định về việc phân chia tài sản thế chấp “trùng” khi phát sinh vụ án hình sự hoặc khi phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ đến hạn. Cho nên, các đề nghị nói trên của ngân hàng cha nhất quán và cơ quan xét xử còn thiếu cơ sở pháp lý để xem xét trớc khi tuyên bản án, quyết định việc phân chia tài sản thế chấp cho các ngân hàng.Theo quy định về thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng, thì tài sản dùng để thế chấp vay vốn các tổ chức tín dụng là các bất động sản có khả năng chuyển nhợng, mua bán được dễ dàng, bao gồm nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, và quyền sử dụng đất. Khoản 3, Điều 3 Luật đất đai quy định:
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất.
Tài sản gắn liền trên đất, nh: nhà ở, rừng trồng, vờn cây, công trình xây dựng khác thuộc tài sản thế chấp hay không là do hai bên thoả thuận ghi trong hợp đồng thế chấp. Tổ chức kinh tế trong nước được Nhà nước cho thuê đất và giao đất đều có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã xây dựng trên đất đó tại ngân hàng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ngày 14/10/1994). Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê đất cũng có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu đã xây dựng trên đất đó tại ngân hàng Việt Nam. Riêng đối với ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì pháp luật hiện hành cha cho phép nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Do đó, các ngân hàng này chỉ được nhận thế chấp các bất động sản trên đất hoặc cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng Việt Nam để nhận thế chấp quyền sử dụng đất nhng vẫn không được giữ giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Căn cứ vào những quy định trên đây, chúng tôi thấy rằng pháp luật cho phép bên thế chấp có thể được thế chấp quyền sử dụng đất tách rời với việc thế chấp bất động sản trên đất. Tất nhiên, bên thế chấp phải hội đủ các điều kiện theo luật định, nh: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu bất động sản trên đất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, (giấy chứng nhận sở hữu nhà)... và việc thế chấp tài sản phải tuân theo các quy định của Luật đất đai, Bộ luật Dân sự và các văn bản hớng dẫn của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, việc hai ngân hàng độc lập nhận thế chấp tài sản “trùng” (ngân hàng này nhận thế chấp quyền sử dụng đất, còn ngân hàng kia nhận thế chấp bất động sản trên đất) là phù hợp với quy định của pháp luật. Khi quan hệ thế chấp tài sản “trùng” đã hợp pháp thì quyền - lợi ích của từng ngân hàng trong quan hệ thế chấp đó phải được pháp luật bảo vệ và các cơ quan tiến hành
tố tụng công nhận. Theo quy luật tự nhiên, bất kỳ bất động sản nào gắn liền với đất cũng không thể tồn tại được nếu bị tách rời khỏi đất. Điều này cũng được Bộ luật Dân sự khẳng định: bất động sản là không di dời được gắn liền với đất. Thực tế cho thấy, tài sản thế chấp “trùng” để vay vốn ngân hàng chủ yếu là quyền sử dụng đất và nhà ở, công trình được xây dựng trên đất. Cho nên, phần diện tích mặt bằng xây dựng nhà ở, công trình xây dựng được thế chấp cho một ngân hàng này (phần tiếp xúc mặt đất) đã mặc nhiên chiếm một phần diện tích quyền sử dụng đất được thế chấp cho một ngân hàng khác. Vì vậy, ngân hàng nhận thế chấp quyền sử dụng đất không có quyền phá dỡ đi bất động sản xây dựng trên đất đã được thế chấp cho ngân hàng khác. Ngược lại, ngân hàng nhận thế chấp bất động sản xây dựng trên đất cũng khó thực hiện được quyền sử dụng, khai thác công dụng và hởng hoa lợi từ tài sản thế chấp nh pháp luật đã quy định và các bên đã thoả thuận. Thực tế, tài sản thế chấp là bất động sản xây dựng trên đất rất phong phú và đa dạng, nên chỉ xin đơn cử một ví dụ phổ biến hiện nay: Trong một khuôn viên đất, ngân hàng nhận thế chấp muốn sử dụng, khai thác... bất động sản trên đất đã thế chấp cho mình thì trước hết cần có lối ra vào tài sản thế chấp đó. Trong khi lối ra vào lại nằm trên diện tích quyền sử dụng đất đã thế chấp cho ngân hàng khác. Vậy, ngân hàng nhận thế chấp bất động sản xây dựng trên đất
tiếp cận với tài sản thế chấp bằng cách nào? Chính vì thế, khi vụ án hình sự phát sinh và được đem ra xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng đã tỏ ra lúng túng khi quyết định phần trách nhiệm dân sự liên quan đến việc phân chia tài sản thế chấp “trùng” trong bản án. Nếu trong bản án được tuyên, Toà án quyết định giao toàn bộ diện tích đất cho ngân hàng đã nhận thế chấp để quản lý, khai thác, sử dụng và phát mại thu hồi nợ thì điều đó là phi thực tế, vì diện tích quyền sử dụng đất đã bị ngôi nhà chiếm một phần... Hơn nữa, ngân hàng nhận thế chấp nhà ở, công trình xây dựng trên đất không thể thực hiện được quyền sử dụng, khai thác... của mình đối với tài sản thế chấp do không có lối ra vào .v.v. Trái lại, nếu Toà án quyết định cắt phần diện tích đất bị chiếm chỗ bởi ngôi nhà, công trình xây dựng cùng với lối ra vào để giao cho ngân hàng đã nhận thế chấp tài sản đó sử dụng, khai thác hoặc phát mại thu hồi nợ thì quyền lợi của ngân hàng nhận thế chấp quyền sử dụng đất sẽ bị ảnh hởng. Trờng hợp cơ quan pháp luật không đa ra quyết định dứt khoát về việc phân chia tài sản thế chấp “trùng” thì có thể dẫn đến tình trạng hai ngân hàng tranh chấp nhau về tài sản thế chấp “trùng” mà bất kỳ ngân hàng nào cũng muốn dành cho mình phần có lợi hơn. Vì pháp luật hiện hành cha quy định về việc xử lý tài sản thế chấp “trùng” nói trên, nên ở những địa phơng khác nhau, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có ý kiến, quyết định khác
nhau về việc phân chia tài sản thế chấp “trùng” trong bản án. Thực tế, có một vụ án hình sự xảy ra ở tỉnh H, hai ngân hàng liên quan đến tài sản thế chấp “trùng” đã tự thoả thuận chuyển nhợng tài sản thế chấp cho nhau. Trên cơ sở đó, Toà án đã ra bản án, quyết định phân chia tài sản thế chấp “trùng” theo hớng công nhận sự thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp cá biệt, chứ không phải là hướng xử lý. Qua các luận giải ở trên, chúng tôi cho rằng những người làm công tác xây dựng pháp luật cần nghiên cứu cả những khía cạnh thực tế của các vấn đề pháp lý để bổ sung, sửa đổi hoặc giải thích pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét