Nguyễn Văn Cương - Chu Thị Hoa
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁP LÝ - BỘ TƯ PHÁP
Pháp luật không khuyến khích các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác thì phải bị xử lý, trừng trị nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm này quy định trong Bộ luật dân sự về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bài viết đóng góp một số ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung một số điều về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
1. Một số lý luận về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Chức năng của chế định
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hai chức năng chính:
Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm hại.
Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là các quy tắc nhằm khôi phục thiệt hại, bởi khi thiệt hại đã xảy ra thì không còn cơ hội để khắc phục, bù đắp được nữa.
Thực chất, chế định bồi thường thiệt hại là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể có liên quan (tức là người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hay một bên thứ ba nào khác). Chế định này còn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật (chức năng phòng ngừa). Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội ý thức được rằng, nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, không những họ sẽ không được khuyến khích mà còn phải gánh chịu hậu quả bất lợi, thì họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại.
Như vậy, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần nâng cao tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể.
Cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta là người có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trên cơ sở này, các nhà làm luật xây dựng cơ sở trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) (gọi tắt là Dự thảo) dựa trên bốn yếu tố: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại ấy; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra; (4) Người thực hiện hành vi gây thiệt hại có lỗi.
Quy định các yếu tố nêu trên không khác nhiều so với lý thuyết về cơ sở trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở nhiều nước trên thế giới (Xem hộp 1).
Hộp 1. Theo pháp luật của các nước theo hệ thống luật án lệ (Anh, Mỹ) quy định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là1: (1) Có sự tồn tại một nghĩa vụ (duty); (2) Có sự vi phạm nghĩa vụ (breach of duty); (3) Có mối mối quan hệ nhân quả (causation) giữa thiệt hại và hành vi vi phạm nghĩa vụ; (4) Có thiệt hại thực tế xảy ra (injury).
Nếu đánh giá dựa trên từng cá nhân riêng rẽ, tự chủ được hành vi của mình, thì nguyên tắc này là đúng, chính xác. Nhng thực tế xã hội còn có: (1) sự tồn tại của những người không có đủ năng lực để thực hiện và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình (người cha thành niên, người đã thành niên nhng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi), (2) sự tồn tại của tổ chức (một tập thể người).
Vì vậy, xét từ khía cạnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại thì cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nh nêu trên có phần cha hợp lý. Chẳng hạn, trường hợp người cha thành niên (hoặc người khác không có đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự) gây thiệt hại thì ai sẽ là người phải bồi thường? Theo nguyên lý chung, thì những người này sẽ phải bồi thường. Điều đó là không hợp lý, vì không những không bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại, mà còn làm cho những người giám hộ thờ ơ với trách nhiệm của mình.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc: bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời”. Bồi thường “toàn bộ” thể hiện triết lý rằng, không ai được lợi từ việc bị thiệt hại và không ai phải bồi thường vợt quá phần thiệt hại mà mình đã gây ra. Nguyên tắc này đảm bảo cho các chủ thể cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý, tránh tình trạng tạo dựng những tình huống gây ra thiệt hại để kiếm lời.
Tuy nhiên, pháp luật ở một số nước lại cho phép bồi thường gấp ba lần thiệt hại thực tế xảy ra, thậm chí, trong nhiều trường hợp, pháp luật còn buộc người có hành vi vi phạm phải bồi thường gấp rất nhiều lần đối với một số loại hành vi vi phạm nhất định (chẳng hạn vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng) với lý do “răn đe người có hành vi gây thiệt hại” và “khuyến khích người bị thiệt hại khởi kiện”.
2. Kiến nghị
Điều 593 của Dự thảo quy định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có thiệt hại xảy ra; b) Có hành vi trái pháp luật; c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; d) Người gây thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý.
2 Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong
trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Đây là một sự khẳng định về mặt pháp lý đối với căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định nh khoản 2 là chưa đủ để luận giải vì sao cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con vị thành niên, vì sao pháp nhân phải bồi thường do người của tổ chức mình gây ra và nhiều trường hợp tương tự khác.
Chúng tôi cho rằng, việc quy định cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho con, pháp nhân phải chịu bồi thường thiệt hại cho người của pháp nhân gây ra không phải là dựa trên căn cứ quy định rằng các chủ thể này phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Thực chất, các chủ thể này phải bồi thường ngay cả khi không có hành vi gây thiệt hại do chính mình gây ra. Vì vậy, để đảm bảo tính khái quát, Điều 593 nên quy định như sau: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây trừ trường hợp Bộ luật này hoặc pháp luật có liên quan quy định khác: a) Có thiệt hại xảy ra; b) Có hành vi trái pháp luật; c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; d) Người gây thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý”.
Điều 594 của Dự thảo giữ lại nguyên tắc bồi thường thiệt hại được thừa nhận rộng rãi từ trớc tới nay là: thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, hay nói cách khác “thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đó và việc bồi thường được diễn ra càng nhanh càng tốt”. Điều Luật này cũng quy định mức bồi thường có thể được thoả thuận. Song, liệu pháp luật có cho phép các bên được thoả thuận mức bồi thường vợt quá mức “thiệt hại thực tế” hay không? Tuy Điều luật không quy định rõ, nhưng theo nguyên tắc suy đoán thì mức bồi thường do các bên thoả thuận có thể cao hơn mức thiệt hại thực tế xảy ra. Đối với Toà án thì không cho phép ấn định mức bồi thường “vượt quá” mức “thiệt hại thực tế”.
Điều này sẽ gây ra sự bất lợi trong các trường hợp đòi bồi thường mang tính chất tập thể (ví dụ như thiệt hại về môi trường, thiệt hại đối với người tiêu dùng). Cụ thể là, Toà án không thể khuyến khích được những người bị thiệt hại khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho mình vì trong các trường hợp tính chất “tập thể”, thiệt hại của mỗi người ở mức khá nhỏ, vì thế mỗi người bị thiệt hại sẽ thiếu động lực tiến hành khởi kiện một cách riêng lẻ.
Vì vậy, Khoản 1, Điều 594 vẫn nên bổ sung quy định có tính ngoại lệ là: “thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Điều 595 Khoản 1 và Khoản 3 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân nhân sau:
“1 Người từ đủ mời tám tuổi trở lên gây thiệt hại, thì phải tự bồi thường.
3 Khi người cha thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ, thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ, thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.
Về mặt kỹ thuật lập pháp, quy định nêu trên cha thống nhất, vì khoản 1 đã khẳng định rằng “(mọi) người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”, trong khi đó, khoản 3 lại quy định trường hợp bồi thường đối với người mất năng lực hành vi dân sự (bất kể ở độ tuổi nào, tức là bao gồm cả độ tuổi thành niên). Do đó, khoản 1 Điều 595 cần bổ sung nh sau: “người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”.
Điều 598 Khoản 1 Điểm b, điểm d, quy định: “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; d) Khoản tiền cấp dỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng,nếu có”.
Như chúng ta đã biết, một người khi thực hiện cấp dưỡng cho những người mình có nghĩa vụ cấp dưỡng thì mức cấp dưỡng không thể vượt quá khả năng thu nhập của họ. Vì vậy, điểm b khoản 1 đã xác định, khoản thiệt hại cần phải bồi thường là phần thu nhập bị mất của người bị thiệt hại, trong khi, điểm d lại quy định người gây thiệt hại phải cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dỡng. Có hai vấn đề cần xem xét:
Thứ nhất, cách xác định thiệt hại như trên đã vô tình buộc người gây thiệt hại phải bồi thường đến hai lần cho một thiệt hại xảy ra,đó là: thu nhập bị mất và khoản tiền mà người đó phải cấp dỡng cho người khác, trong khi, thu nhập mà người bị thiệt hại mất đi trên thực tế đã bao gồm cả nghĩa vụ cấp dỡng của người đó (nếu có). Quy định này rõ ràng là trái với nguyên tắc bồi thường toàn bộ tại Điều 595 của Dự thảo.
Thứ hai, quy định tại điểm b khoản 1 cũng chưa hợp lý, nhất là trong trường hợp thiệt hại xảy ra đối với những người mà tại thời điểm bị gây thiệt hại, họ cha có thu nhập thực tế nhng hoàn toàn có khả năng tạo thu nhập trong tơng lai nh: học sinh, sinh viên, người chờ việc..., cách xác định thiệt hại trên sẽ không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của họ. Điểm d chỉ quy định nghĩa vụ cấp dỡng của người gây thiệt hại đối với những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng chứ việc cấp dỡng cho chính bản thân người bị thiệt hại thì luật lại không quy định.
Điều 599 và điều 600 của Dự thảo.
Điều 599 của Dự thảo quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, theo đó người gây thiệt hại ngoài việc phải bồi thường thiệt hại về vật chất còn phải bồi thường một khoản tiền tối đa không quá sáu mươi (60) tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân. Điều 600 của Dự thảo quy định về bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, theo đó người gây thiệt hại ngoài việc phải bồi thường thiệt hại về vật chất, bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai người bị thiệt hại, còn phải bồi thường một khoản tiền tối đa không quá mời (10) tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm. Nh vậy Dự thảo quy định theo hớng xác định mức trần khoản tiền bồi thường để bù đắp tổn thất về tinh thần.
Chúng tôi cho rằng, nên quy định để cho các bên đơng sự tự thỏa thuận mức bồi thường, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định trên cơ sở mức tối thiểu (mức sàn) do Bộ luật Dân sự quy định. Chúng tôi không đồng tình với quy định mức trần vì trên thực tế đương sự có thể thỏa thuận với nhau và chấp nhận bồi thường khoản tiền lớn hơn mức pháp luật quy định rất nhiều. Vì vậy, pháp luật chỉ nên quy định mức sàn làm cơ sở cho Tòa án áp dụng đối với từng vụ việc cụ thể.
Điều 602 và Điều 603 Dự thảo Điều 602 quy định: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
1 Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
2 Người gây thiệt hại do vợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Như vậy, Khoản 2, Điều 602 mới chỉ quy định trách nhiệm bồi thường chung mà cha xác định rõ mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp vợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là bồi thường toàn bộ hay được giảm một phần thích hợp. Chúng tôi cho rằng, việc quy định người vợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra từ hành vi đó không phải là cách quy định hợp lý, bởi quy định như vậy sẽ không khuyến khích được các chủ thể thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng để bảo vệ quyền lợi cho mình. Do đó, nên quy định người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại do hành vi vượt quá của mình gây ra sau khi đã trừ đi phần thiệt hại mà trong trường hợp phòng vệ chính đáng gây ra.
Tương tự như vậy, để khuyến khích người ở trong tình thế cấp thiết có những hành động, lối ứng xử phù hợp, kịp thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và các cá nhân khác, khoản 2, Điều 603 cần xác định rõ mức bồi thường trong trường hợp vợt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là bồi thường phần vượt quá chứ không phải là bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế xảy ra.
Điều 610 của Dự thảo quy định: Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian ở trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý
1 Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra;
2 Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý, thì bệnh viện, các tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra;
3 Trong các trường hợp trên, nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi, thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
Chúng tôi cho rằng cách quy định tại Khoản 1 là chưa hợp lý. Đối với trường hợp này, cha mẹ và trường học cần phải chịu trách nhiệm liên đới vì trong thực tế, hầu hết các hành vi gây thiệt hại của các trẻ em trong thời gian học tập tại trường không đơn thuần là kết quả của quá trình giáo dục của riêng nhà trường, mà là sản phẩm của quá trình giáo dục của cả nhà trường và cha mẹ, trong đó, vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Vì vậy, để tránh tình trạng phó thác việc giáo dục học sinh cho một bên, nên quy định nghĩa vụ liên đới của cha mẹ và nhà trường trừ các trường giáo dưỡng vì tính đặc thù về học viên trong loại hình trường
này. Trên cơ sở đó, khoản 1, Điều 610 nên quy định theo hướng: Người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì cha mẹ và trường học có trách nhiệm liên
đới bồi thường thiệt hại xảy ra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Chúng tôi đồng ý với khoản 2 và khoản 3, Điều 610. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3, Điều 595, người giám hộ không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được mình không có lỗi, khoản 3, Điều 610 quy định trường học, bệnh viện, tổ chức khác cũng không phải bồi thường nếu chứng minh mình không có lỗi, vậy nếu cả hai bên đều chứng minh được mình không có lỗi trong việc người mất năng lực hành vi hoặc người dưới 15 tuổi gây thiệt hại, thì ai sẽ là người bồi thường cho người bị thiệt hại? Ban soạn thảo cần cần cân nhắc về vấn đề này để có quy định phù hợp./.
***************************
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 4/2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét