Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2007

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ TRONG LUẬT TỤC Ê ĐÊ -M'NÔNG

Y Nha - Nguyễn Lộc - Y Phi - Toà án nhân dân Tỉnh Daklak

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 2/2001

LTS.

Trong các ngày 21 và 22 tháng 2 năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý, Khoa

Luật-Đại học Quốc gia Hà nội tổ chức một cuộc hội thảo về luật tục. Khái niệm luật tục hiện không

có trong ngôn ngữ văn bản pháp luật của Việt nam, tuy nhiên trong luật dân sự, hôn nhân và gia

đình đã sử dụng khái niệm phong tục tập quán; trong các văn bản pháp luật liên quan tới dân chủ

cơ sở ở xã, phường có sử dụng khái niệm hương ước, quy tắc ở làng, bản Việt nam. Trên thực tế thi

hành, bên cạnh pháp luật của nhà nước còn có vai trò của tục lệ, tập quán, phong tục. Được sự đồng

của Ông Nguyễn Lộc, Phó Chánh án Toà án nhân dân Tỉnh Đắc lắc và hai đồng tác giả Y-Nha và Y-

phi, Toà soạn Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp xin giới thiệu bài tham luận về vai trò của luật tục trong

giải quyết tranh chấp dân sự của dân tộc Ê-đê - M’-nông tại Đắc lắc để bạn đọc tham khảo và trao

đổi.

I

. Tình hình chung

Đaklak là một tỉnh có vị trí hết sức quan trọng trên địa bàn chiến lược Tây nguyên, có diện tch rộng

nhất nước (19.534,6km2), có dân số gần 1.800.000 ngời, có 44 dân tộc anh em đang sinh sống, trong

đó có dân tộc Ê-đê với dân số khoảng 241.000 ngời; M’nông 61.000. Cũng như các dân tộc khác, dân

tộc Ê-đê ở Daklak cũng có luật tục, nền văn hoá đặc sắc riêng của mình hình thành từ xã hội thị tộc

mẫu hệ. Hiện nay, trong đời sống dân tộc Ê-đê ở Daklak, luật tục vẫn còn có hiệu lực và vẫn tồn tại

song song với luật pháp của Nhà nước. Tuy nhiên, mức độ tồn tại, hiệu lực của luật tục Ê-đê đã hạn

chế rất nhiều, có tập tục lạc hậu đã chấm dứt hiệu lực là do sự tác động của đường lối, chnh sách của

Đảng, Nhà nước cũng như sự ảnh hưởng mạnh mẽ của pháp luật nhà nước ta. Sự tồn tại của luật tục còn

phụ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi người dân và sự hiểu biết về xã hội của từng buôn làng; mặt

khác nó lại còn phụ thuộc vào vị trí địa lý của từng khu vực, của từng buôn làng. Mặc dù, hiện nay

trình độ nhận thức của mỗi người dân, từng buôn làng có sự tin bộ vượt bậc so với trước kia, nhưng trên

thực tế, khi xảy ra tranh chấp liên quan tới hôn nhân, gia đình hoặc gây thiệt hại cho sức khoẻ, thì

những tranh chấp này bên cạnh con đường chính thống nhờ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải

quyết, vẫn còn một số vụ việc, ở một số buôn làng, còn sử dụng con đường khác là nhờ hai bên gia

đình hoặc già làng hoặc chính quyền thôn, buôn giải quyết bằng con đường hoà giải, mặc dù sự việc

đã thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

II. Luật tục Ê Đê về việc giải quyết tranh chấp dân sự - So sánh với quy định

của Bộ Luật dân sự

1- Về vấn đề xác lập sở hữu tài sản

Luật tục Ê-đê thừa nhận mọi người đuợc quyền sở hữu đối với mọi của cải vật chất do chính mình

làm ra thông qua lao động, do được tặng cho, thừa kế, mua bán, trao đổi... riêng trường hợp nhặt hoặc

bắt được vật nuôi, phải thông báo rộng rãi cho buôn làng biết (kể cả buôn làng lân cận). Sau một thời

gian nhất định (luật tục không quy định thời gian cụ thể) mà không có ai đến nhận lại thì người nhặt

của rơi cũng như người bắt được vật nuôi đó mới có toàn quyền sở hữu. Người bị mất đến xin lại, trước hết

phải có nghĩa vụ chứng minh được đó là tài sản của mình. Người nhặt được tài sản, bắt được vật nuôi có

nghĩa vụ trả lại tài sản đó cho chủ; người chủ tài sản phải thanh toán các khoản chi phí bảo quản cũng

như tiền thưởng công trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên.

Về vấn đề này cả điều kiện và nội dung của việc xác lập quyền sở hữu trong luật tục là phù hợp với quy

đnh của Bộ luật Dân sự hiện hành.

~

2- Việc giao kết hợp đồng dân sự

Việc giao kết hợp đồng dân sự theo tục lệ của người Ê-đê chỉ cần thực hiện bằng miệng không cần

Thế chấp tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trước khi tiến hành giao kết hợp

đồng, hai bên phải thoả thuận quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như về thời gian thực hiện hợp đồng,

phải bồi thường thiệt hại nhu vi phạm hợp đồng. Đối với trường hợp giao kết có giá trị lớn như mua bán,

vay mượn, thì mỗi bên phải cử người có họ hàng thân thích bên gia đình vợ như cậu, bác... đứng ra đại

diện cam kết thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, đồng thời đóng vai trò là nhân chứng; nếu có kiện

tụng thì người đại diện phải đứng ra giải quyết, nhưng họ không có nghĩa vụ trực tiếp hoặc thay các

bên thực hiện hợp đồng. Các loại hợp đồng phổ biến nhất trong buôn làng dân tộc Ê-đê là hợp đồng

mua bán, vay mượn, thuê khoán tài sản, trao đổi và giá trị của hợp đồng thờng được tính bằng nương

rẫy, chiêng, chiêng, trâu, bò...

3- Về trình tự thủ tục giải quyết khi vi phạm hợp đồng

Khi có sự vi phạm hợp đồng và nếu một bên kiện bên kia (thường là bằng miệng), hai bên đại diện

cùng với họ hàng của hai bên hợp đồng đứng ra giải quyết trước hết thông qua thủ tục hoà giải; nếu

hoà giải không thành thì mới kiện lên Già làng hoặc Trưởng buôn để xét xử. Quyết định của Già làng

hoặc Trưởng buôn là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

Việc giao kết hợp đồng bằng miệng cũng như việc đưa ra xét xử trước Già làng, Trưởng buôn là không

phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay đa số dân tộc Ê-đê ở Đaklak khi có vụ việc

tranh chấp đều làm đơn khiếu kiện và nhờ sự phán quyết của Toà án cũng như các cơ quan có thẩm

quyền khác.

Lệ phí giải quyết hoặc xét xử phụ thuộc vào tính chất vụ việc hay mức độ tranh chấp, do nguyên

đơn và bị đơn mỗi bên chịu một nửa và phải tính bằng tiền. Số tiền này do những người đứng ra giải

quyết được hưởng.

4- Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nguyên tắc chung

:

Luật tục Ê-đê quy định (giống như pháp luật hiện hành) khi một người gây thiệt

hại cho sức khoẻ, tình mạng, tài sản, danh dự nhân phẩm... cho người khác thì phải có trách nhiệm

bồi thường bằng vật chất cho người bồi thiệt hại hoặc gia đình họ.

Mức và hình thức bồi thường :

v , nguyên tắc, phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, tuy nhiên đại diện của

hai bên đương sự khi giải quyết hoặc khi Già làng phân xử cũng có xem xét đến tính chất và mức độ

lỗi của mỗi bên mà quyết định mức bồi thường cho phù hợp, tuy nhiên yếu tố tự thoả thuận vẫn quan

trọng nhất. Đối với thiệt hại sức khoẻ, ngoài việc bồi thường tiền chi phí thuốc men, luật tục còn quy

định người gây thiệt hại hoặc gia đình của người gây thiệt hại còn phải bồi thường danh dự, uy tín thông

qua thủ tục cầu khấn thần linh bằng cách giết trâu, bò và nhờ thầy cúng tế lễ để cầu chúc người thiệt

hại mau lành bệnh và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hoặc giết trâu bò kèm theo mấy ché rượu `

cần giữa nhà và nhờ thầy cúng xua đuổi những bùa pháp xấu trong người bị hại.

Trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ, người giám hộ:

Trong luật tục Êđê cũng quy đnh trách nhiệm

bồi thờng của cha, mẹ, gia đình hoặc ngời giám hộ đối với thiệt hại do con cháu, ngời đợc giám hộ

gây ra. Quy định này c trờng hợp thì phù hợp, có trường hợp không phù hợp với quy định của pháp

luật hiện hành. Có thể tổng kết thành hai trường hợp sau đây phù hợp với quy đnh của pháp luật:

- Con chưa thành niên khi gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ hoặc người giám hộ cho người đó phải

có trách nhiệm bồi thường.

- Người đã thành niên khi gây thiệt hại thì chính người đó phải ccó trách nhiệm bồi thường (tuỳ trường

hợp).

Trách nhiệm bồi thường của người đã có vợ, chồng:

Theo luật tục Ê-đê, trong trường hợp người gây

thiệt hại đã có chồng hoặc có vợ thường bị phân xử theo các nguyên tắc sau:

- Một người đã có vợ, con có hành vi gây thiệt hại cho ngời khác mà mục đch, động cơ của hành vi

đó không liên quan đến vợ con mình, thì cha, mẹ (hoặc anh, chị, em ruột phía mẹ nếu cha mẹ đã

chết) phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị hại hoặc gia đình người bị hại. Vì

theo luật tục, do từ nhỏ cha mẹ không biết dạy dỗ con cái, con cái hư nên phải buộc cha mẹ bồi thường

thiệt hại.

- Trong trường hợp người có hành vi gây thiệt hại cho người khác nhằm bảo vệ quyền lợi về tài sản hay

nhằm bảo vệ sinh mạng sức khoẻ của vợ con mình thì trong trường hợp này cả hai vợ chồng cùng chịu

trách nhiệm bồi thường.

- Trong trường hợp gây thiệt hại cho người khác với mục đích động cơ bảo vệ tài sản, sức khoẻ, tính

mạng cho cha, mẹ, anh chị em ruột thì phải buộc cha mẹ bồi thường.

- Một người (đã có vợ hoặc có chồng) trộm cắp tài sản của người khác, sau đó đem bán và tiêu xài cá

nhân mà không đem về cho vợ con. Theo luật tục, cha mẹ của người đó phải bồi thường với tỷ lệ bồi th-

ường 1 thành 3, ví dụ: trộm một con bò thì phải bồi thường thành 3 con bò (mỗi con bò đều tương đương

giá trị con bò bị lấy trộm). Mặc dù thông lệ là lấy một- trả ba, nhưng các bên vẫn có thể tự thoả thuận

có trường hợp một trả hai, có trường hợp một đền một.

Những quy định của luật tục về bồi thường như trên là hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp

luật. Riêng tình trạng

một trả ba

đã chấm dứt và đã áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành là

một đền một.

- Nếu trong trường hợp người đã có vợ (hoặc có chồng) trộm cắp tài sản của người khác, sau đó đem

bán lấy tiền hoặc lấy tài sản để đem về cho vợ con cùng tiêu xài hoặc sử dụng thì khi phân xử phải

buộc cả 2 vợ chồng cùng bồi thường. Việc phân xử theo cách này được coi là hợp lý, vì mặc dù người vợ

(hoặc chồng) không tham gia hoặc không có hành vi trộm cắp nhưng cùng người có hành vi trộm cắp

tiêu xài tài sản đó.

Trường hợp không có khả năng bồi thường:

Đối với trờng hợp không có khả năng bồi thường, luật tục

Ê-đê có quy định nếu người gây thiệt hại hoặc cha, mẹ, gia đình không có tài sản để bồi thường, thì ngư

ời gây thiệt hại phải làm nô lệ cho gia đình người bị gây thiệt hại hoặc cho nhà giàu cho đến khi có tài

sản bồi thường thì mới được trở về với gia đình.

Về trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường, luật tục Ê-đê quy đnh không buộc người gây thiệt hại phải

bồi thường trong trường hợp sau đây, nếu người gây thiệt hại không có lỗi hoặc do vô ý và nguyên tắc

bồi thường xuất phát từ tình làng nghĩa xóm (không đúng với quy định của pháp luật hiện hành).Ví

dụ: Khi một người đang điều khiển phương tiện giao thông (xe hon đa, máy cày...) và không may xe

gây tai nạn (ví dụ tông xe khác, bị lật...) làm cho người ngồi phía sau bị thương tích hoặc chết thì trong

trường hợp này người gây tai nạn (kể cả lỗi hoàn toàn hay lỗi hỗn hợp) không phải bồi thường thiệt hại

cho người bị hại, tuy nhiên bên gây tai nạn vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để lo điều trị hoặc mai

táng trên cơ sở tình cảm, tự nguyện nhng bên bị hại không được yêu cầu.

Về trường hợp trách nhiệm liên đới của người cho mợn xe gây tai nạn

: Theo pháp luật hiện hành quy

Định, khi người cho mượn phương tiện giao thông biết rõ người đi mượn không có bằng lái theo quy định

nhưng vẫn cho mượn và người đi mượn đã gây tai nạn nghiêm trọng thì người cho mượn phương tiện phải có

trách nhiệm liên đới bồi thờng thiệt hại cho người bị hại hoặc gia đình người bị hại, có khi người cho mượn

còn phải chịu cả trách nhiệm hình sự. Còn theo luật tục, trong trường hợp này người cho mượn xe không

phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường (kể cả phần trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba); khi gây

tai nạn hoặc làm hỏng chiếc xe thì chính người đi mượn chiếc xe phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Luật tục Êđê còn có quy định trong trường hợp chủ phương tiện nhờ người khác điều khiển phương tiện mà

gây tai nạn thì chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm liên đới cùng với người gây tai nạn bồi thường cho

phía bị hại. Mức độ bồi thường khác nhau theo quy định của từng buôn hoặc do thoả thuận.

Trường hợp bồi thường tính mạng, sức khỏe liên quan tới hành vi đe doạ giết người Khi một người

bằng lời nói đe doạ giết người (có người làm chứng về sự đe doạ), mặc dù người đe doạ không hành động

gì, nhưng không may người bị đe doạ lại bị chết do bệnh hoặc trèo cây bị ngã gãy chân, đi tắm bị chết

đuối, thì luật tục quy định người bị hại hoặc bên gia đình bị hại có quyền kiện lên Già làng hoặc Trưởng

buôn để xét xử sự việc. Trong vụ kiện này, người có lời nói đe doạ giết người phải có trách nhiệm bồi

thường toàn bộ tiền chi phí điều trị thuốc men, tiền mai táng (tiền chiêng ché, ché rượu, lúa, gạo, trâu, bò

làm ma chay...) cũng như các hình phạt khác nếu vụ việc cha được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vì

vậy, trong tập tục khi một người có hành vi đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng của người khác thì thường

họ cần hoà giải ngay cho ổn thoả tránh tình trạng khi có hậu quả xảy ra lại bị đổ tội vì hành vi đe

doạ. Xuất phát từ quan điểm trên nên trong sinh hoạt đời thường của người dân tộc Ê-đê rất cấm kỵ c

những lời nói đe doạ người khác. Do quy định luật tục này trái với quy định của pháp luật nên hầu ht

các buôn làng dân tộc Ê-đê ở Daklak đã huỷ bỏ quy định này.

5- Vấn đề thừa kế tài sản

Quyền định đoạt tài sản qua di chúc:

Luật tục Ê-đê quy đnh, trước khi chết mọi người đều có quyền lập

di chúc để lại tài sản của mình cho người khác. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền này là không hoàn

toàn thuộc quyền của người di chúc mà phải được gia đình và họ hàng chấp nhận (nếu người chồng để lại

di chúc, thì phải có sự đồng của cha mẹ vợ, nếu còn sống) vợ, các con và anh em ruột của vợ (nếu

cha mẹ vợ qua đời). Tương tự như vậy, nếu vợ để lại di chúc cũng phải có sự đồng của chồng và cha

mẹ vợ (nếu còn sống), anh em ruột của vợ và các con (nếu cha mẹ đã mất). Đặc biệt trong trường hợp

người chồng lập di chúc có để lại và chia một phần tài sản cho cho em ruột của mình hoặc cho cha mẹ

đẻ (nếu còn sống) trong trường hợp này thường xảy ra tranh chấp tài sản thừa kế.

Về hình thức di chúc : Việc lập di chúc chủ yếu bằng lời nói (có một số trường hợp bằng văn bản)

trước cả gia đình, có sự tham khảo gp kin và phân chia cụ thể; đương nhiên khi người lập di chúc đã

chết thì mới phát sinh việc phân chia tài sản thừa kế.

Phân chia tài sản khi không có di chúc:

Trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì việc Thừa kế di sản được giải quyết như sau:

a) Đối với tài sản chung:

Việc thừa kế chủ yếu chỉ thực hiện theo dòng họ nữ:

Theo luật tục Ê-đê, khi người chồng chết và có

tài sản chung với vợ, theo nguyên tắc, người chồng phải để lại toàn bộ tài sản cho vợ và các con, nhưng

về mặt tình cảm bên vợ vẫn chia một phần nhỏ tài sản cho cha mẹ hoặc chị em ruột của chồng; nếu

bên vợ không chịu chia thì cha mẹ, chị em ruột của chồng vẫn có quyền đòi tài sản (trước đây thường đòi

trâu bò, chiêng ché, rẫy nương...).

Vợ nối dây: Khi người vợ chết, trước đây theo phong tục Ê-đê, người chồng được quyền lấy em gái vợ làm

\"vợ nối dây\" để tiếp tục quản lý tài sản và chăm sóc con cái; nếu trong trường hợp bên gia đình vợ

không còn em gái (cha chồng) hoặc không chịu gả tiếp, người chồng phải trở về sinh sống với cha mẹ

mình (nếu còn sống) hoặc với chị em ruột, dì ruột và vẫn có quyền mang một số tài sản như trâu, bò,

rẫy nương để cho cha mẹ ruột. Hiện nay tục người chồng phải ra đi khi vợ chết đã không còn, mà họ

vẫn chung sống với các con bình thường.

Quản lý và phân chia di sản trong trường hợp người vợ chết :

Khi vợ chết và người chồng không ở lại để quản lý tài sản, thì : - Nếu có các con cùng sống với nhau, thì toàn bộ tài sản đó do người con gái lớn nhất quản lý và khi

nào có người lấy chồng ra ở riêng, nếu còn tài sản thì mới đem chia cho người ra ở riêng một phần, có

xem xét đến công lao đóng góp của người đó.

- Nếu các con còn nhỏ cha trưởng thành thì con phải về sống với dì ruột hoặc ông bà ngoại (nếu còn

sống và còn sức khoẻ); tài sản bố mẹ để lại cũng thuộc quyền quản lý của dì hoặc ông bà ngoại, khi

nào có người lấy chồng ra ở riêng thì mới chia một phần tài sản (nếu còn).

Theo luật tục Ê-đê, con trai không được quyền thừa kế di sản (trái với quy định của pháp luật). Khi cha

mẹ đều còn sống hoặc chỉ một mình mẹ còn sống mà các con đều đã có vợ, có chồng, thì cha mẹ hoặc

mẹ thường sống với con gái út cho nên phần lớn tài sản thuộc quyền quản lý và sở hữu của con gái út.

Con trai chỉ được quyền thừa kế trong trường hợp bố mẹ đẻ qua đời mà gia đình không có chị em gái để

quản lý di sản thừa kế.

b) Đối với tài sản riêng:

Luật tục Ê-đê có quy định như pháp luật hiện hành về tài sản riêng, theo đó, tài sản riêng của ai thì người

có quyền định đoạt. Khi vợ chết, nếu người chồng có tài sản riêng (do cha mẹ tặng cho như trâu,

bò...) thì chồng có quyền mang tài sản đối với sử dụng hoặc trả lại cho cho mẹ theo thoả thuận trước. Nếu

chồng chết trước thì người vợ vẫn phải trả lại gia đình chồng số tài sản riêng đó cho họ hàng nhà

chồng hoặc theo thoả thuận.

6- Vấn đề thay đổi họ, tên, xác định lại dân tộc

Dân tộc Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, nên theo tục lệ lấy họ của mẹ đặt cho con. Trường hợp vợ chồng là

hai dân tộc có phong tục tập quán khác nhau thì khi đặt họ tên cho con, hai vợ chồng có thể thoả

thuận lấy theo họ bố hoặc mẹ, có khi lấy cả họ bố và mẹ. Nếu con lấy họ của dân tộc nào thì được

xem là người của dân tộc đó. Trường hợp người dân tộc lấy chồng hoặc vợ người Kinh thì con thường lấy

họ và mang dân tộc Ê-đê.

7- Vấn đề xác định cha, mẹ và nuôi con nuôi

Về xác định cha mẹ cho con

Trường hợp một người lúc sinh ra không biết bố mẹ là ai, nhưng khi lớn lên tìm được bố hoặc mẹ, mà bố

hoặc mẹ lại từ chối không nhận con thì có quyền yêu cầu Già làng xác nhận người đó là bố, mẹ của

mình. Nếu xét thấy đúng là bố mẹ của người yêu cầu thì Già làng buộc họ phải nhận con; nếu không

nhận thì bị coi là có tội và sẽ bị phạt vạ. Khi xét xử, Già làng phải triệu tập những người biết vụ việc để

xác minh.

Về nuôi con nuôi

Luật tục Ê-đê cũng cho phép mọi người đều có quyền nhận nuôi con của người khác hoặc được người khác

nhận làm con nuôi mà không phân biệt họ hàng, dân tộc... Thường thì các cặp vợ chồng khi không có

con, vợ chồng không sinh được con gái thường nhận con của chị em, họ hàng (không còn cha mẹ, anh

chị em) để làm con nuôi.

Việc nhận con nuôi thông qua thoả thuận giữa cặp vợ chồng nhận nuôi với cha mẹ có con được nuôi

(nếu còn cha mẹ) hoặc giữa họ hàng hai bên của người nuôi với người được nuôi.

Trách nhiệm giữa cha mẹ nuôi và con nuôi:

Cũng như quy định của pháp luật hiện hành, luật tục có

quy định trách nhiệm cũng nh quyền và nghĩa vụ của người nuôi đối với người được nuôi và ngược lại. Người

nuôi phải coi con nuôi giống như con ruột của mình và con nuôi phải coi cha mẹ nuôi như cha mẹ ruột

của mình. Khi lớn lên (cưới vợ hay cưới chồng) thì con nuôi có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ nuôi và được

hưởng di sản thừa kế khi cha mẹ nuôi chết. Nếu vi phạm nghĩa vụ, ví dụ: phân biệt đối xử, coi con

nuôi không như con ruột của mình thì con nuôi hoặc cha mẹ ruột của con nuôi có quyền kiện lên Già

làng phân xử. Ngược lại, con nuôi nếu không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ nuôi thì

khi cha mẹ nuôi chết sẽ không được hưởng di sản thừa kế.

Trong Luật tục Ê-đê không quy định rõ điều kiện về độ tuổi của người nuôi và người nhận nuôi.

III- Tranh chấp dân sự trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Trong luật tục Ê-đê không quy định độ tuổi được kết hôn. Khi thấy con cái đã phát triển đầy đủ về thể

chất thì cha mẹ có thể cho con lấy vợ hoặc lấy chồng. Việc gả vợ dựng chồng cho con là hoàn toàn

do mai mối và bố mẹ quyết định. Thủ tục hỏi cưới, thách cưới, trong luật tục Ê-đê khá phức tạp và có

những điểm khác với người Kinh.

Sau khi được tuyên bố là vợ chồng, hai vợ chồng sẽ cam kết nhiều điều khoản với nhau để xây dựng

một hôn nhân vững chắc, ví dụ: người chồng cam kết rằng nếu bỏ vợ thì sẽ có trách nhiệm bồi thường

cho vợ 10 con bò... hoặc sẽ trả gấp đôi các khoản chi phí mà nhà gái bỏ ra trong ngày cưới cho vợ và

ngời vợ cũng sẽ hứa bồi thường cho chồng 10 con bò... nếu bỏ chồng.

Cách xử lý khi vợ, chồng ngoại tình

- Khi vợ (chồng) ngoại tình với người khác thì người vợ (chồng) cùng với nhân tình phải bồi thường

danh dự và sự mất mát về tinh thần cho người chồng (vợ) bằng vật chất (trâu, bò...) và phạt bổ sung như

đãi chồng (vợ) một con heo và nhiều ché rượu cần.

- Thủ tục phân xử do đại diện của bên nhà trai, bên nhà gái cùng với đại diện của nhân tình giải

quyt. Nếu giải quyết không thành thì kiện lên Già làng hoặc Trưởng buôn giải quyết.

Cách phân chia tài sản sau khi ly hôn

Luật tục Ê-đê quy định khi phân chia tài sản cần phải xem xét dựa trên mức độ lỗi của vợ chồng, cụ

thể như sau:

- Nếu vợ hay chồng chủ động đưa ra yêu cầu ly hôn mà không có lý do chính đáng (ở dân tộc Ê-đê

thường người chồng bỏ vợ) thì sẽ bị phạt vạ; gia đình họ phải bồi thường cho người bị ly hôn theo những

điều kiện đã cam kết trong lễ cưới; toàn bộ của cải mà vợ chồng có được trong thời gian sống chung với

nhau đều thuộc về người bị ly hôn (chỉ được đem về tài sản riêng), ngoài ra còn phải bồi thường danh dự

cho người vợ bằng việc giết heo... để đãi vợ cùng họ hàng.

- Nếu việc đề nghị ly hôn có lý do chnh đáng như ngoại tình, đánh đập, chửi rủa, đe doạ... hay người

chồng thường rượu say không chịu làm ăn... thì người vi phạm (có lỗi nghiêm trọng) phải chịu hình phạt,

phải bồi thường như trên và cũng không được chia tài sản.

Nu cả hai người đều có lỗi hoặc thuận tình ly hôn thì tài sản chung được chia đôi cho hai vợ chồng

đồng thời cả hai đều bị phạt vạ.

- Nếu người đề nghị ly hôn có lỗi một phần còn người bị ly hôn có lỗi nhiều hơn thì người đề nghị ly hôn vẫn

được chia một phần tài sản.

- Trong mọi trường hợp ly hôn thì con cái đều ở lại với mẹ.

Luật tục Ê-đê quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề ly hôn và có nhiều điểm không phù hợp với quy đnh

của Luật hôn nhân và gia đình như: phạt vạ, chia tài sản, thủ tục giải quyết khi ly hôn. Nhưng trên thực

tế, các ràng buộc về tục lệ này có nhiều tác động góp phần làm hạn chế đáng kể tình trạng ly hôn

trong cộng đồng người Ê-đê ở Daklak.

Mặc dù luật tục có những quy định như trên, trong tình hình hiện nay nhiều buôn làng Ê-đê và nhất là

những buôn làng gần trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột đã nhận thức được quy định nào của luật

tục trái với pháp luật cần huỷ bỏ, quy định nào của luật tục là phù hợp với pháp luật cần phát huy, gìn

giữ. Có vụ tranh chấp dân sự tuy không kiện lên các cơ quan Nhà nước để giải quyết nhưng các bên đư

ơng sự hoặc tổ hoà giải vẫn giải quyết không trái với quy định của pháp luật và nếu có vụ tranh chấp

lớn họ đều nhờ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều buôn làng ở

vùng sâu, vùng xa do sinh sống quá xa trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột, trình độ văn hoá thấp

nên nhận thức về xã hội, pháp luật còn rất hạn chế, cho nên khi có vụ việc tranh chấp dân sự họ vẫn

thường tự giải quyết theo luật tục và không nhận thức sự việc đã thuộc thẩm quyền của cơ quan nào và

giải quyết như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhìn chung, dân tộc Ê-đê ở Daklak hiện nay đã có sự tiến bộ và phát triển, nhiều buôn làng đã tự huỷ

bỏ những tập tục lạc hậu và nhận thức đúng về pháp luật của nhà nước ta hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến