Thứ Ba, 18 tháng 12, 2007

Nên hiểu và sử dụng thuật ngữ “Thương hiệu” như thế nào?

   Hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam không có thuật ngữ “Thương hiệu”. Các từ điển tiếng Việt được ấn hành tại miền Bắc trước đây và ở Việt Nam từ 1975 tới nay đều không có từ “thương hiệu”. Có lẽ chỉ duy nhất có “Từ điển Việt Nam” do Thanh Nghị soạn mới có từ này và được giải nghĩa như sau, “Thương hiệu” là tên của hiệu buôn. Thuật ngữ “thương hiệu” cũng được sử dụng trong một số văn bản luật của chế độ cũ (Ví dụ: ngày 1/4/1952 của Bảo Đại quy định các nhãn hiệu; Luật số 13/57 ngày 1/8/1957 của Ngô Đình Diệm quy định về nhãn hiệu chế độ và thương hiệu). Trong cả hai văn bản này, “thương hiệu” được dùng để chỉ “nhãn hiệu thương phẩm” hay “nhãn hiệu chế tạo” và được gọi chung là “nhãn hiệu”.

    Đối chiếu với các văn bản pháp luật, có thể thấy rằng có 4 loại đối tượng khác nhau đã được quy định rõ, đó là: Nhãn hiệu hàng hoá (hay “nhãn hiệu”) được nêu trong nghị định 1797/HĐBT ngày 14/2/1982, sau đó là pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28/1/1989, Bộ luật dân sự năm 1995, NĐ 63/CP ngày 24/10/1996… dùng để chỉ dấu hiệu (“hiệu”) nhằm phân biệt hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ được gắn lên hàng hoá, sản phẩm, phương tiện dịch vụ (“nhãn”). Thuộc về lĩnh vực này có Vinataba, Trung Nguyên, Coca Cola, Song… Tên gọi xuất xứ hàng hoá (cũng được nêu trong các văn bản trên) dung để chỉ các địa danh, nơi xuất xứ hàng hoá đặc thù; Ví dụ: Phú Quốc (nước mắm), Tân Cương (Chè)… Chỉ dẫn địa lý của hàng hoá (được nêu trong NĐ số 54/2000/NĐ-CP ngày 6/3/2000) dùng để chỉ các địa danh hoặc biểu tượng của một vùng địa lý, nơi xuất xứ các hàng hoá có uy tín (kể cả hàng hoá đặc thù), Ví dụ như Phúc Trạch (Bưởi), Hưng Yên (Nhãn), Hà Nội (bia)… Tên thương mại (được nêu trong NĐ 4/2000 NĐ-CP ngày 6/3/2000) được dùng để chỉ tên Công ty, DN, ví dụ Vinataba, Vietnam Petro…

Phải phân biệt 4 loại đối tượng khác nhau như trên, bởi lẽ chúng khác nhau về chức năng, công dụng cũng như về cách đối xử của pháp luật. Sự phân biệt như trên là tập quán quốc tế. Các điều ước Paris về SHCN, Hiệp định TRIPS-WTO; Hiệp định thương mại Việt -Mỹ. Hiệp định Việt Nam -Thuỵ Sĩ về sở hữu trí tuệ cũng đều để cập đến các đối tượng trên với tên tương  ứng: Trandemark of origin -tên gọi xuất xứ hàng hoá. Geographical in dication -chỉ dẫn địa lý; Tradename -tên thương mại.

(Nguồn Bộ KH - CN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến