Thứ Năm, 27 tháng 12, 2007

NGHIÊN CỨU MỘT VỤ TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG

Diễn biến của một vụ kiện do trung tâm trọng tài quốc tế VIAC, bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thụ lý. Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu và thảo luận.
Nguyên đơn: Công ty TNHH THÉP THÀNH LONG (Người mua Việt Nam).
Bị đơn: Công ty XINXIN TRADING DEVELOPMENT CO.,LTD (Người bán Trung Quốc).
Ngày 15/5/2006 Nguyên đơn ký hợp đồng số TL/XX0306 mua của Bị đơn 750MT thép góc Q235 (+/- 10%) giá 445 USD/MT CNF FO cảng Hải Phòng theo Incoterms 2000.

  • Giao hàng chậm nhất 30/6/2006.
  • Thanh toán bằng L/C không huỷ ngang trả tiền ngay.
  • Điều 8 của hợp đồng quy định: trong trường hợp chất lượng của hàng ở cảng đến không phù hợp với hợp đồng, Người mua có thể khiếu nại Người bán bằng biên bản giám định do SGS cấp và gửi cho Người bán trong vòng 40 ngày kể từ ngày hàng đến cảng đến.
Ngày 17/5/2006, Nguyên đơn mở L/C số 009LC01061370002 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á cho Bị đơn hưởng lợi.
conflict2.jpgNgày 8/6/2006 lô hàng đầu tiên 436,484 MT đã cập cảng Hải Phòng. Nguyên đơn tự thấy hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng nên đã không nhận hàng và thông báo cho Bị đơn về những khiếm khuyết của lô hàng.
Ngày 25/7/2006, Nguyên đơn đã kiện Bị đơn lên VIAC. Trong đơn kiện Nguyên đơn đưa ra bằng chứng nói Bị đơn thừa nhận lô hàng “có vấn đề nghiêm trọng” (Trong công văn gửi Nguyên đơn ngày 23/6/2006) và cam kết “sớm giải quyết vấn đề tái xuất hàng trong thời gian sớm nhất” (Trong công văn gửi Nguyên đơn ngày 27/6/2006).
Đồng thời trong công văn gửi cho Hải quan Việt Nam và cho Nguyên đơn, Bị đơn đã thừa nhận lô hàng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo hợp đồng, và cam kết sẽ thay thế hàng trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay Bị đơn vẫn chưa thực hiện việc thay thế lô hàng.
Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải trả khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng là 8% giá trị toàn bộ lô hàng, tương đương 26.700 USD, cộng với các khoản thiệt hại khác sẽ tính toán sau.
Trong bản tự bảo vệ ngày 1/10/2006 Bị đơn khẳng định đã giao hàng đúng hợp đồng là loại thép Q235B, cho rằng “dù mặt lô thép có vết chân chim trong phạm vi cho phép, nhưng không hề ảnh hưởng đến việc sử dung nó một cách bình thường”.
Bị đơn cho rằng Nguyên đơn đã đặt nhầm hàng vì sau đó ngày 2/8/2006 lại kí hợp đồng mua của Bị đơn thép Q345 với cung quy cách như hợp đồng TL/XX0306, nên không có thiện chí nhận hàng.
Lô hàng thứ hai 286,898 MT đưa lên thuyền ngày 18/6/2006 cập cảng Hải Phòng ngày 28/6/20063rdparty.gif nhưng Nguyên đơn không đến xem hàng. Bị đơn nhiều lần đề nghị Ngân hàng thanh toán nhưng không được thanh toán. Đồng thời Bị đơn đưa ra văn bản Nguyên đơn gửi cho Ngân hàng Đông Á trong đó đề nghị huỷ L/C ngày 20/6/2006.
Bị đơn cũng đưa ra lí do đã hơn 80 ngày nhưng chưa nhận được bất kì chứng từ nào của SGS tức là Nguyên đơn đã tự mình từ chối quyền yêu cầu bồi thường theo hợp đồng.
Trong văn bản trả lời Nguyên đơn phủ nhận việc mua nhầm hàng và nói rằng chất lượng lô hàng Bị đơn cung cấp là quá kém. Giám đốc bên Bị đơn cũng thừa nhận “hàng có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng” nên không cần mời SGS giám định.
Nguyên đơn cũng khẳng định việc Ngân hàng Đông Á không tiến hành thanh toán là theo yêu cầu của Ngân hàng của Bị đơn. Nguyên đơn cho rằng việc Ngân hàng này yêu cầu Ngân hàng Đông Á ngừng việc thanh toán và trả lại bộ chứng từ là do họ cũng đã nhận ra bộ chứng từ không phù hợp với chất lượng của lô hàng trên thực tế và không phù hợp với quy định của hợp đồng.
Chúng ta có thể thấy rõ ràng là phía Trung Quốc đã vi phạm hợp đồng, tuy nhiên, với những hành vi dẫn tới hậu quả tước bỏ quyền lợi của Việt Nam, liệu phía Việt Nam có được bồi thường đầy đủ. Xin các Saganor nêu ra ý kiến của mình.

SAGA.VN - S.T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến