Đấu giá là quá trình mua và bán hàng hóa bằng cách đưa các mức giá cao dần, nhận giá đặt và bán cho bên nào có giá đặt tốt nhất. Trong lý thuyết kinh tế, đấu giá là phương pháp xác định giá trị của một hàng hóa có mức giá không thể xác định hoặc biến đổi quá nhiều. Bán đấu giá được thực hiện công khai.
Những hình thức đấu giá đầu tiên có thể tính về những năm 500 B.C. Cuộc đấu giá có thể là đấu giá đặt trước có hoặc không có mức tối thiểu, đấu giá tuyệt đối,... Chẳng hạn trong đấu giá đặt trước, sẽ có lệnh tối thiểu hoặc giá đặt trước, nếu quá trình đặt giá không đạt đến mức tối thiểu đó, sẽ không có giao dịch (nhưng người muốn đưa sản phẩm/hàng hóa ra đấu giá sẽ phải trả phí cho bên tổ chức). Trong đấu giá tuyệt đối hoặc đấu giá không đặt trước, việc bán là chắc chắn, chỉ có duy nhất ở mức giá nào là cần xác định qua đấu giá.
Ở Hà Lan, đấu giá có một truyền thống lâu đời. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 15, những nhà cầm quyền địa phương, quyền của các lãnh chúa như quyền đánh bắt cá, đã được phân xử theo hình thức đấu giá. Phiên đấu giá hàng hóa đầu tiên được tổ chức dành cho các loại hàng hóa nhanh hỏng, có thời gian tồn tại ngắn, cần được lưu thông ngay, tuy nhiên giá của chúng rất khó được thiết lập. Từ giữa thế kỷ thứ 15, hầu hết các cuộc đấu giá được thực hiện tại các chợ cá. Các tác phẩm nghệ thuật hoặc các hàng hóa cao cấp chỉ được bắt đầu được bán đấu giá từ thế kỷ 17.
Trong xã hội của Hà Lan, đấu giá đã trở nên rất phổ biến. Gần như tất cả mọi thứ đều được bán theo phương thức đấu giá: cá voi được bắt từ biển, lâu đài, biệt thự, các thiết bị, máy móc, các bộ phận của một con tàu, chiến lợi phẩm từ chiến tranh, các trang trại của các ông chủ trang trại bị vỡ nợ, các vật bị cầm cố quá hạn, củ hoa Tulip, hay các vật liệu có nguồn gốc từ động vật, đến các loại hàng hóa cao cấp như các sáng tác văn chương hay các tác phẩm hội họa. Thật ấn tượng khi chúng ta liệt kê được một danh mục các loại hàng hóa mà người Hà Lan đem đi đấu giá. Chỉ cần xem qua một tờ báo địa phương của Hà Lan, mỗi ngày có nhiều rất nhiều thành phố ngoài bốn thành phố lớn của Hà Lan là Amsterdam, The Hague, Leyden và Rotterdam tổ chức vài cuộc đấu giá.Vào năm 1720, xuất khẩu của Hà Lan tăng lên 10%, mà trong đó đấu giá chiếm một tỷ lệ rất lớn. Về cơ bản, các mặt hàng như cá, rượu, đường, gỗ, đã tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân chính của việc đấu giá trở nên phổ biến chính là lý thuyết của Ricard đã được công nhận vào đầu thế kỷ 18.
Khi bắt đầu, các cuộc đấu giá có thủ tục rất phức tạp. Thông thường khi nhắc tới một cuộc đấu giá, người ta thường nghĩ ngay tới một số lượng người đặt giá (bidders) cạnh tranh nhau và tăng giá tới mức khi một người thắng và kết thúc với việc trả giá cao nhất cho món hàng được đem ra đấu giá. Hình thức này còn được gọi là đấu giá tăng dần hay đấu giá mức một. Đấu giá mức thứ 1, đấu giá giảm dần, người thắng cuộc sẽ là người trả giá cao nhất (ngày nay được biết đến là đấu giá kiểu Anh) là một hình thức đấu giá dường như phổ biến nhất.
Đấu giá giảm dần (hay còn được gọi là “mineing”, đấu giá mức hai), trong đó người thằng cuộc là người khẳng định hàng hóa đang được đấu giá là của mình, hình thức này thường được sử dụng phổ biến để bán cá, cũng như các loại mặt hàng khác. Đấu giá giảm dần đã và đang tiếp tục được xem như một hiện tượng đặc trưng của Hà Lan và hình thức đấu giá này đã được người Hà Lan giới thiệu rộng rãi. Ở Amsterdam, vào giữa thế kỷ thứ 17, loại đấu giá mức hai này mới được sử dụng để bán các hàng hóa như: tàu, gỗ, cá…
Khái niệm về đấu giá Hà Lan:
Đấu giá Hà Lan là một hình thức đấu giá mà trong cuộc đấu giá này, một món hàng được chào với một mức giá rất cao. Giá ban đầu được đưa ra này cao hơn rất nhiều giá trị món hàng và chẳng có người bán nào hy vọng bán được món hàng với giá cao như vậy. Vì bidders biết số lượng của lệnh đặt giá (bids), bids không được đóng dấu như trong các hình thức đấu giá khác.Giá được giảm xuống từ từ cho đến khi một bidder quyết định cái giá hiện tại đó. Bidders sẽ trả cái giá đó và trở thành người thắng cuộc.
Ví dụ: Một công ty tiến hành bán một chiếc xe công đã dùng theo hình thức đấu giá Hà Lan, giá ban đầu được ra là 15000 USD, bidders sẽ đợi đến khi giá giảm dần xuống tới 14000 USD, 13000 USD… 9000USD. Khi mà sự ra giá đạt tới 9000 USD mà có một bidder nào đó quyết định mua và ông ta là người đầu tiên làm thế thì ông ta thắng cuộc.
Đấu giá Hà Lan (Dutch Auction) có thể được biết đến trên thế giới với các tên như:
- Đấu giá giảm dần (descending- price auction)
- Dutch Tulip Auction: đấu giá Hà Lan thường được sử dụng để bán các loại hoa ở Hà Lan mà đặc biệt là hoa Tulip.
- Tulip Auction
- Vickrey Auction: William Vickrey là nhà kinh tế nhận được giải Nobel kinh tế năm 1996, ông đã phát minh ra Vickrey Auction, nó cũng được coi là một dạng của đấu giá Hà Lan.
Quy trình một cuộc đấu giá Hà Lan:
Đấu giá Hà Lan thường được tổ chức bởi các nhà tổ chức đấu giá lớn và có nhiều kinh nghiệm.
- Thông thường cuộc đấu giá thường được thông báo cho bidders. Họ sẽ tiến hành trưng bày các hàng hóa được đấu giá để những người tham gia đấu giá có cơ hội xem xét các hàng hóa mà họ sẽ mua. Trước mỗi cuộc đấu giá, người tổ chức sẽ công bố số lượng gói hàng đem bán, giá trị bán lẻ, giá cược thế chấp, độ giảm giá cược, và thời gian đóng cửa đấu giá.
- Bằng việc đặt cược giá, bạn đồng ý rằng bạn có thể và dự định mua.
- Đầu tiên, hàng hóa được chia nhỏ thành các. Ví dụ: Auctioners muốn bán 5 thùng hoa Tulip với một mức giá X, và người mua đầu tiên chỉ mua 3 thùng.
- Trong cuộc đấu giá, giá mở đầu thường được đưa ra rất cao. Mức giá này thường không có người nào mua nổi.Tiếp theo mức giá này được giảm dần với một mức định trước. Mức định trước này có thể hiều là một mức giảm định trước, một mức thời gian định trước, tùy theo cuộc đấu giá khác nhau mà các mức quy định này khác nhau. Auctioners đưa ra giá và chờ người nào đó đồng ý. Nếu không có ai đồng ý thì anh ta sẽ giảm giá theo mức đã định và hỏi lại các bidders. Mức giá cứ giảm dần cho đến khi một người mua xác nhận sản phẩm là của ông ta bằng cách kêu lên “mine”, hoặc ấn một cái nút để dừng một cái đồng hồ tự động đang chạy. Nếu bidder là người đầu tiên ra quyết định thì anh ta là người thắng cuộc. Người mua phải trả mức giá mà anh ta quyết định với một lượng hàng xác định. Cuộc đấu giá sẽ tiếp tục nếu vẫn còn hàng hóa cùng loại. Bidders còn lại tiếp tục tham gia đấu giá. Kết quả của quá trình đấu giá này, hàng hóa sẽ được bán với các mức giá khác nhau, các bidders khác nhau, và số lượng khác nhau, mà người đầu tiên quyết định giá sẽ là người trả giá cao nhất và người thắng cuộc cuối cùng là người trả giá thấp nhất. Ví dụ: Công ty trên không phải bán 1 ôtô mà là 3 chiếc ôtô đã dùng. Bidder A là người quyết định mua đầu tiên với mức giá là 9000 USD, tuy nhiên anh ta chỉ mua một chiếc ôtô, điều đó có nghĩa là phiên đấu giá chưa kết thúc. Bidder B có thể chờ mứ c giá giảm xuống 8000 USD thì ông ta mới ra quyết định. Lúc này còn một chiếc xe và một bidder nào đó có thể chờ giá giảm xuống 7000 USD và ra quyết định. Như vậy, bidder A đã mua chiếc xe với giá là 9000 USD- cao nhất và Bidder C mua chiếc xe với giá thấp nhất 7000 USD. Lưu ý là những chiếc xe này tương tự nhau.
- Thời gian diễn ra cuộc đấu giá rất ngắn, mọi người tham gia cuộc đấu giá thường im lặng để chờ đến mức giá mà họ có thể quyết định mua. Điều này hoàn toàn ngược lại với không khí cạnh tranh sôi nổi của đấu giá tăng dần.
- Khi hàng hóa đã được đem ra đấu giá và được mua hết thì cuộc đấu giá kết thúc.
Đặc điểm của đấu giá Hà Lan:
- Hàng hóa được bán theo hình thức này thường là các hàng hóa giống nhau, có số lượng lớn hoặc hàng hóa mau hỏng.
- Đấu giá Hà Lan có điểm đặc biệt là có nhiều hơn một gói hàng được đem ra bán, và có thể có nhiều người chiến thắng
Ưu điểm của Đấu giá Hà Lan :
Theo quy trình của đấu giá Hà Lan có thể khiến chúng ta nghĩ rằng người bán có thể bị lỗ tiền, nhưng sự thực thì họ thường được nhiều tiền hơn kiểu đấu giá leo thang truyền thống. Với một cuộc đấu giá leo thang, bidders tăng giá nhưng hiếm khi họ đạt đến mức giá trị thực của hàng hóa. Họ không có lý do để phải hành động thật nhanh vì họ biết chính xác khi nào thì cuộc đấu giá kết thúc và họ thường đợi đến phút cuối và chỉ tăng giá một chút. Tuy nhiên trong đấu giá Hà Lan, bidders sẽ hành động thật nhanh vì họ không biết khi nào thì cuốc đấu giá kết thúc. Vì vậy dù giá đang giảm thay vì tăng giá, bidders sẽ kết thúc việc trả giá với giá thậm chí cao hơn giá trị món hàng.
Tính cạnh tranh trong đấu giá Hà Lan là cạnh tranh ngầm giữa bidders muốn sở hữu món hàng diễn ra rất mạnh mẽ. Mức giá càng giảm thì bidders càng muốn mua và tính cạnh tranh ngày càng tăng.
Nhược điểm của Đấu giá Hà Lan :
- Vì tính chất đặc biệt của đấu giá Hà Lan nên các cuộc đấu giá rất khó tổ chức. Auctioner phải là những người có kinh nghiệm và chuyên nghiệp thì mới điều hành được phiên đấu giá.
- Số lượng Bidders tham gia cuộc đấu giá thường bị hạn chế.
Trường hợp sử dụng:
Thông thường, đấu giá Hà Lan thường được sử dụng để bán các loại hàng hóa có giới hạn tồn tại có nghĩa là các loại hàng hóa nhanh hỏng. Bên cạnh đấu giá Hà Lan thường được sử dụng để bán hoa tại Hà Lan, còn được sử dụng để bán cá tại Anh và Isarel, thị trường tín dụng ở Rumani, trao đổi ngoại thương ở Bolivia, Jamaca, Zambia…
Đấu giá Hà Lan thường được áp dụng trong trường hợp một hàng hóa không được chấp nhận khi đưa ra một mức giá cao hoặc một hàng hóa muốn được bán đi thật nhanh.
Trong giai đoạn hiện nay , đấu giá Hà Lan còn được xem là kiểu đấu giá trực tuyến và trở nên khá thịnh hành trên các trang web như Ebay, Google…
Boddie © SAGA 12/2007 - saga.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét