Học từ vấn đề cụ thể là một cách học thú vị bổ trợ cho
cách học nghe giảng thông thường.
Với cách học này, giáo viên sẽ đưa cho bạn một vấn đề, chứ không phải là bài giảng hay bài tập.Vì bạn không được cung cấp đầy đủ phương tiện, bạn sẽ chủ động hơn để khám phá, với quyết tâm giải bằng được vấn đề cho thật thỏa đáng.
Cũng trong cách học này, người giáo viên chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn
chứ không phải là người cung cấp đáp án.
Bạn sẽ có cơ hội:
- Kiểm tra và tận dụng những gì bạn đã biết trước đây
- Tự tìm ra là mình cần phải học cái gì
- Luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm để đạt được hiệu quả cao hơn
- Tôi rèn kỹ năng giao tiếp
- Đưa ra và bảo vệ nhận định của mình bằng dẫn chứng và lý lẽ thuyết phục
- Linh hoạt hơn trong việc tiếp nhận và sử lý thông tin
- Luyện tập các kỹ năng mà bạn có thể cần khi đi làm sau này
Tóm tắt:
Đây là mẫu rút gọn- các mẫu chi tiết hơn sẽ được giới thiệu ở phía dưới.
Các bước này có thể được lặp lại nhiều lần:
Bước 2-5 có thể được lặp lại khi có thêm nhiều thông tin mới hay vấn đề thay đổi.
Bước 6 có thể thực hiện hơn 1 lần, nhất là khi giáo viên nhấn mạnh việc phát triển vấn đề.
1. Khám phá vấn đề:
Giáo viên đưa cho bạn một vấn đề.
Thảo luận về mấu chốt của câu hỏi và liệt kê ra những phần quan trọng.
Bạn có thể cảm thấy rằng bạn không có đủ kiển thức để giải quyết vấn đề này nhưng đó chính là thử thách dành cho bạn đấy!
Bạn phải thu thập các thông tin và tự học những khái niệm, quy tắc, kỹ năng mới mà bạn có thể cần đến.
2. Liệt kê theo câu hỏi “Chúng ta biết những gì?"
Bạn cần biết những điều gì để giải quyết vấn đề?
Điều này bao gồm những gì bản thân bạn thực sự biết và khả năng của các thành viên khác trong đội.
Hãy cân nhắc đến công sức từng người bỏ ra!
3. Phát triển, viết ra giấy câu khẳng định nội dung vấn đề và diễn đạt theo ngôn từ của bạn:
Nội dung vấn đề có thể được bật ra từ các phân tích của bạn hoặc nhóm của bạn về những kiến thức đã biết, và những gì bạn cần biết để giải quyết vấn đề đó. Bạn sẽ cần:
· Một bản viết vạch rõ tóm tắt
· Sự đồng tình của cả nhóm
· Phản hồi của giáo viên về cái mà các bạn vừa tìm được.
(cái này có thể không cần thiết nhưng lại là một ý hay)
Lưu ý:
Bạn nên thường xuyên quay lại chỉnh câu khẳng định vấn đề nếu như có thông tin mới và những thông tin cũ không còn sử dụng được nữa.
4. Liệt kê ra các phương án khả thi
Bạn cứ liệt kê hết ra, rồi sắp xếp từ khả thi nhất đến ít khả thi nhất. Và hãy tìm cái tốt nhất, hoặc có khả năng thành công cao nhất!
5. Liệt kê những việc cần làm và thời gian giải quyết tương ứng
· Cần phải có những kiến thức gì và làm gì để giải quyêt vấn đề này?
· Sắp xếp thứ tự các khả năng có thể xảy ra như thế nào?
· Những cái đó liên quan như thế nào với danh sách các giải pháp?
Bạn có đồng ý không?
6. Liệt kê những điều bạn cần phải trang bị?
Nghiên cứu kiến thức, dữ liệu mà sẽ bổ trợ cho bạn trong việc tìm ra vấn đề. Bạn cần biết thông tin để bổ sung vào những chỗ còn thiếu sót.
· Xem xét các nguồn thông tin: người có kinh nghiệm, sách báo, trang web…
· Giao công việc, và nên kèm theo hạn hoàn thành của từng công việc
Nếu các thông tin bạn tìm thấy bổ trợ cho phương án của bạn, và nếu hợp lý thì bạn có thể đi thẳng đến bước 7. Còn không, lặp lại từ bước 4.
7. Viết câu trả lời và đính kèm những tài liệu bổ trợ, và đem đi nộp.
Bạn có thể phải trình bày những gì bạn đã tìm được và/hoặc giới thiệu, nhận xét của nhóm khác hay bạn cùng lớp.
Cái đó thì bao gồm câu khẳng định về nội dung vấn đề, các câu hỏi, thông tin, tài liệu bạn thu thập được, và tài liệu hỗ trợ cho ý kiến của bạn dựa trên các phân tích thông tin: nói ngắn gọn, các tài liệu mô tả quá trình và kết quả!
Trình bày và phản biện:
Mục đích của việc trình bày không chỉ là thông báo kết luận bạn tìm được mà là trình bày các cơ sở từ đó bạn tìm ra câu trả lời hoặc kết luận. Chuận bị sẵn sàng để:
· Phát biểu rõ vấn đề và kết luận
· Tóm tắt cách bạn đã tìm ra câu trả lời, các phương án tính đến, và các khó khăn gặp phải.
· Thuyết phục, chứ không áp đặt.
Để mọi người ủng hộ ý kiến của bạn hoặc khiến họ xem xét câu trả lời của bạn một cách khách quan.
· Giúp người khác học từ vấn đề bạn đang làm, cũng như bạn đã học được từ vấn đề đó.
· Nếu gặp câu hỏi hóc búa từ phía người nghe, và nếu bạn có câu trả lời, thì hãy trình bày thật rõ ràng, còn nếu bạn chưa có câu trả lời ngay, thì cũng nói cho họ biết là bạn sẽ nghĩ thêm về câu hỏi đó.
Chia sẻ những gì bạn học được với thầy cô và bạn cùng lớp là cơ hội để bạn chứng tỏ bạn đã học được những gì. Nếu bạn trình bày vấn đề thật rõ ràng, thì sẽ chứng minh được kiến thức bạn vừa học được. Còn nếu có câu hỏi phản biên mà bạn chưa trả lời được, thì hay coi đó như một cơ hội để bạn tiếp tục học hỏi, khám phá tiếp. Tuy nghiên, hãy coi trọng và tự hào về chất lượng những gì bạn trình bày. Xem thêm hướng dẫn ở mục Trình bày dự án.
8. Xem xét lại những gì bạn vừa làm được
Công đoạn này áp dụng cho cả từng thành viên hoặc cả nhóm làm. Tự hào vì những gì bạn đã vừa làm được, học từ những điều có thể bạn chưa tìm ra hoặc chưa hoàn thành tốt. Thomas Edíon luôn tự hào về những phát minh chưa thành công của mình và coi đó như một phần tất yếu của những thành cồng sau này!
9. Bạn có thể ăn mừng cho thành công được rồi đó!
==================
SOURCE:
Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập được lập và duy trì bởi Joe Landsberger như một trang web giáo dục. Những lời khuyên trong cuốn cẩm nang này được sử dụng rộng rãi cho các học sinh sinh viên trên toàn nước Mỹ và trên thế giới. Được dịch sang Tiếng Việt bởi Nguyễn Thanh Hương, sinh viên trường Lafayette College, Pennsylvania, Hoa Kỳ, thực tập sinh của Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ - Đông Dương (US-Indochina Educational Foundation) dưới sự giúp đỡ tài chính của Quỹ Freeman Assist. Ngoài ra, còn có sự tham gia của Đào Tú Anh (Hà Nội) và Trần Hà Hải (Thành Phố Hồ Chí Minh).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét