Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2007

Nếu bạn rất dễ mất tập trung

Nếu bạn bị chứng mất tập trung thường xuyên, bạn cũng đừng nên quá lo lắng.
Vì có khoảng gần 4% học sinh cũng bị chứng mất tập trung như bạn.
Ngoài ra, nhiều học sinh cũng có đôi lúc có triệu chứng này.

Các cách dưới đây được coi như là một phần của một chương trình trợ giúp chuyên nghiệp, lấy từ định nghĩa của các bác sỹ Hoa Kỳ về chứng mất tập trung thường xuyên. Tuy nhiên, là học sinh, sinh viên, bạn cũng có cách học riêng, bao gồm “trí thông minh”, (c.f. Kolb), tính cách (c.f. Myers-Briggs), v.v. Bạn cũng nên lưu ý đến những điều này.

Trong lớp:

Trả lời không đúng lượt, hoặc tự dưng ngắt lời thầy cô trong lớp là những biểu hiện thường xuyên, nhưng dù sao, bạn cũng biết là bạn đang cố gắng học

· Hãy viết câu hỏi hoặc nhận xét của bạn ra giấy trước khi phát biểu

· Tập thói quen giơ tay xin phát biểu trước khi nói

· Xem thêm hướng dẫn ở mục Học trong lớp

Ghi chép một nhiệm vụ của học sinh. Các kỹ năng dưới đây có thể hữu ích:

  • Mang máy thu âm đến lớp
  • Học với một người trong lớp
  • Xem thêm hướng dẫn ở mục Ghi chép trong lớp học
  • Thực ra, nếu bạn bị bệnh mất tập trung thường xuyên, nghe giảng trên lớp không phải là cách học hơp lý nhất. Bạn nên xin thầy cô một bảng tóm tắt nội dung bài giảng, hoặc hỏi xem liệu có cách nhận bài giảng bằng cách phương tiện khác không.

Để làm theo đúng hướng dẫn của giáo viên:

  • Rút ngắn các hướng dẫn thành một hoặc hai hướng dẫn ngắn gọn và làm theo. Bạn cũng có thể tham khảo và kiểm tra lại với thầy cô giáo. Hoặc
  • Hỏi xem thầy cô có thể chia nhỏ các bài tập, hoặc dự án thành các bước để bạn dễ hoàn thành được không.

Bài tập về nhà:

Để tập trung hơn:

  • Nên tìm một chỗ yên tĩnh ở nhà, tránh tiếng ồn của các thành viên khác trong gia đình, hoặc chó mèo, TV, điện thoại, nhạc…
  • Nếu nhà chật, bố mẹ hoặc gia sư có thể tìm cho bạn một chỗ trong thư viện, nhà hàng xóm, chùa, hoặc nhà thờ (những nơi yên tĩnh)…
  • Headphones có thể giúp tránh tiếng ồn và giúp bạn tập trung
  • Tạo thói quen thường xuyên và thời gian học cố định
  • Xem thêm hướng dẫn ở mục Tập trung

Để ghi nhớ tốt hơn:

  • Tạo thói quen thường xuyên!
    Ví dụ, trước khi đến trường, kiểm tra sách vở, dụng cụ theo cùng một cách giống nhau qua các ngày. Nhờ ai đó giúp bạn tạo thói quen hoặc nhắc nhở những ngày đầu.
  • Giữ các bài, tài liệu ở một ngăn của cặp sách. Nói với thầy cô về điều đó.
  • Giữ danh sách các việc cần làm trong cặp sách.

Để giúp nhớ các tiểu tiết:

  • Cùng bố mẹ, bạn cũng lớp hoặc gia sư xem qua các bài tập bạn đã làm.
  • Dùng phần kiểm tra ngữ pháp và chính tả nếu bạn gõ bài bằng máy vi tính.

Hãy nhớ rằng, nếu bạn hay sơ suất, hoặc quên các việc nhỏ, không có nghĩa là bạn khôg thông minh, mà thực ra là một triệu chứng của bệnh mất tập trung thường xuyên.

Tìm trợ giúp trong học tập

Lo cho mình và tìm sự trợ giúp nếu cần:

Lòng kiên trì là thử thách cơ bản với những người bị mất tập trung thường xuyên. Nếu bạn đang cảm thấy không vui, chán nản với công việc hoặc học tập thì hãy tìm ai đó có thể giúp bạn. Gia đình, thầy cô, các chuyên gia cũng như chính bản thân chúng ta. Kiên trì là điều quan trọng nhất. Lời khuyên của họ phải tích cực, và hợp lý và nếu không được vậy, thì hãy cố gắng tìm ra là vì sao.

Theo Hiêp hội Phẫu thuật Hoa Kỳ (American Surgeon General) thì “Sự mất tập trung sẽ không biểu lộ rõ ràng cho đến khi đứa trẻ bắt đầu bước vào môi trường học tiểu học. Các em đó gặp khó khăn khi tập trung vào các tiểu tiết, và rất dễ bị phân tán bởi những việc khác cùng xảy ra vào một thời điểm; các em cũng gặp khó khăn khi hoàn thành bài tập, thường bỏ dở hoặc hoãn những việc cần phải

==================

SOURCE:

Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập được lập và duy trì bởi Joe Landsberger như một trang web giáo dục. Những lời khuyên trong cuốn cẩm nang này được sử dụng rộng rãi cho các học sinh sinh viên trên toàn nước Mỹ và trên thế giới. Được dịch sang Tiếng Việt bởi Nguyễn Thanh Hương, sinh viên trường Lafayette College, Pennsylvania, Hoa Kỳ, thực tập sinh của Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ - Đông Dương (US-Indochina Educational Foundation) dưới sự giúp đỡ tài chính của Quỹ Freeman Assist. Ngoài ra, còn có sự tham gia của Đào Tú Anh (Hà Nội) và Trần Hà Hải (Thành Phố Hồ Chí Minh).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến