Chủ nhiệm: ThS. Trần Anh Tuấn
Thành viên tham gia: CN.Châu Quốc An, Th.S. Vũ Ngọc Anh, Th.S.Trần Văn Bích, CN. Nguyễn Thị Minh Lan, Th.S Lê Quang Minh, Th.S. Nguyễn Đức Nhuận, CN. Hoàng Thị Tuệ Phương, Th.S Nguyễn Nhật Thanh Tâm, CN.Nguyễn Phương Thuý
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xây dựng cơ chế hậu kiểm cho doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp.
2. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp.
Đề tài sử dụng nhiều cụm từ “doanh nghiệp sau đăng ký” nhưng thời điểm sau đăng ký được hiểu là thời điểm doanh nghiệp chính thức bước vào hoạt động. Các vướng mắc trong khâu thủ tục hậu đăng ký kinh doanh, khi doanh nghiệp chưa chính thức gia nhập thương trường, không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, đề tài cũng không đề cập đến những hỗ trợ có tính chuyên môn sâu như hỗ trợ về xúc tiến thị trường, hỗ trợ về công nghệ và đào tạo. Những nội dung trên đã và đang triển khai rộng rãi hoặc đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu khác.
Nội dung nghiên cứu:
Chương I: Lý luận về cơ chế quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp sau đăng ký
Quản lý doanh nghiệp sau đăng ký: Khái niệm quản lý doanh nghiệp – cơ chế quản lý doanh nghiệp; mục đích, ý nghĩa của việc quản lý doanh nghiệp; cơ chế quản lý doanh nghiệp sau đăng ký; kinh nghiệm một số nước trong công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Vai trò của chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sau đăng ký, kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp ở một số nước.
Chương II: Tình hình về quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp sau đăng ký
Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp: Về mặt pháp lý, về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, về phương tiện vật chất hoạt động hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiểm tra; vấn đề xử lý vi phạm liên quan đến công tác thanh tra kiểm tra; công tác kiểm tra, thanh tra ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh và một số nội dung doanh nghiệp kê khai đăng ký kinh doanh; công tác kiểm tra, giám sát của nội bộ doanh nghiệp, các doanh nghiệp đối tác, chủ nợ, đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng.
Thực trạng công tác hỗ trợ doanh nghiệp: Chính sách hỗ trợ tín dụng, thuế, đất đai cho các doanh nghiệp; đánh giá chung về thực trạng hoạt động và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Chương III: Giải pháp tăng cương năng lực quản lý và hỗ trợ đối với doanh nghiệp
Giải pháp quản lý doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp: Các giải pháp ngắn hạn và các giải pháp dài hạn.
Một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay:
- Định hướng phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
- Qui hoạch mạng lưới ngành nghề phát triển doanh nghiệp
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Giải pháp về tài chính, tín dụng
- Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hỗ trợ về thuế
- Về phía các doanh nghiệp
Hình thức: Báo cáo tóm tắt dài 34tr., báo cáo tổng hợp dài 141ttr.
Lưu trữ trên mạng LAN VKT và Thư viện VKT – VKT 27.06.2004
Năm hoàn thành: HT2004
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét