Thứ Năm, 6 tháng 9, 2007

CẦN ĐỔI MỚI HƠN NỮA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI

(Tài liệu sử dụng cho bài nói chuyện "Chính sách, pháp luật đất đai với kinh tế thị trường ở Việt Nam" của Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ tại Chương trình Giảng dậy Kinh tế Fulbright)

1. Mở đầu

Từ năm 2003 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận được

27.262 lượt đơn có nội dung tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, trong đó năm

2003 là 5.211 lượt đơn, năm 2004 là 4.421 lượt đơn, năm 2005 là 10.500 lượt đơn

và 8 tháng đầu năm 2006 là 7.130 lượt đơn. Như vậy, số lượng lượt đơn của năm sau có xu hướng tăng nhiều hơn so với năm trước. Năm 2004 có giảm hơn so với năm 2003 một chút nhưng năm 2005 lại tăng gần như gấp đôi so với năm 2003. Số lượng lượt đơn chưa nói lên số lượng vụ việc cần giải quyết nhưng lại là một chứng cứ rất rõ để nói lên rằng cả hệ thống hành chính lẫn hệ thống tư pháp giải quyết không tốt tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Tình hình hiện nay cho thấy những vụ việc cũ giải quyết không được nhiều hoặc giải quyết nhưng chưa đúng, những vụ việc mới phát sinh tăng lên theo tỷ lệ với diện tích đất bị Nhà nước thu hồi. Nếu tình trạng như vậy cứ tiếp diễn thì không biết bao giờ chúng ta mới có thể yên tâm về những hệ quả xấu nẩy sinh trong quá trình thực thi pháp luật về đất đai. Như vậy, đất nước đang đòi hỏi những đổi mới mang tính đột biến tích cực trong giải quyết các vụ việc về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp đối với đất đai.

2. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Trong tổng số đơn gửi đến, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung phân loại. Bộ tập trung giải quyết ngay những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ (trường hợp tranh chấp đất đai mà ít nhất có một bên tranh chấp là tổ chức nhưng người tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) và trường hợp Thủ tướng Chính phủ giao Bộ giải quyết. Số đơn còn lại cũng được Bộ xử lý theo cách hoặc hướng dẫn cho người có đơn đến nộp tại cơ quan theo đúng thẩm quyền giải quyết hoặc xem xét lại tính phù hợp pháp luật của những quyết định giải quyết cuối cùng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để có văn bản đối với những trường hợp vi phạm pháp luật.

Qua việc phân loại và xử lý đơn, có một số vấn đề nổi cộm như sau:

a) Số lượt đơn gửi đến Bộ ngày càng nhiều, số đơn nhận được trong 8 tháng đầu năm 2006 tăng gấp 1,5 lần so với số đơn nhiều nhất trong cùng khoảng thời gian 8 tháng trước đây. Trong số đơn gửi đến Bộ, rất ít đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ mà phần lớn là đơn khiếu nại quyết định giải

1

quyết cuối cùng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và một số đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ.

b) Trong tổng số đơn Bộ nhận được, 70% có nội dung khiếu nại, tố cáo

về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và 30% còn lại có nội dung khiếu nại đòi lại đất cũ, khiếu nại liên quan đến đất tôn giáo, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật nhằm vụ lợi của cán bộ, tranh chấp đất đai với nông, lâm trường

và với đất quốc phòng. Kể cả trường hợp khiếu nại, tố cáo về thu hồi đất, bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư và trường hợp tranh chấp đất đai với tổ chức đều dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người tạo nên những điểm nóng khó giải quyết. Ngay trong thời gian gần đây cũng đã có vụ khiếu nại về quyết định thu hồi đất mà số người có đơn lên đến con số trên một nghìn,

c) Nội dung viết trong các đơn khiếu nại, tố cáo luôn thể hiện một cách nhìn tiêu cực đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của chính quyền các cấp ở địa phương, nói chung nhìn thấy rõ một ngăn cách khá sâu giữa chính quyền cơ sở và dân.

d) Trong số đơn đã phân tích, có nhiều đơn bị cơ quan hành chính chuyển sang cơ quan tư pháp, cơ quan tư pháp lại chuyển sang cơ quan hành chính rồi người dân có đơn không biết phải đến đâu để giải quyết sau vài năm rất nỗ lực chạy đi chạy lại theo chỉ dẫn của những nơi có trách nhiệm tiếp nhận đơn. Tình trạng này thường xẩy ra đối với trường hợp đòi lại đất cũ khi nhiều năm trước đây đã có quyết định giao đất đó cho người khác sử dụng (trách nhiệm giải quyết lần đầu thuộc cơ quan ra quyết định hành chính nhưng cơ quan ra quyết định trước đây không thuộc bộ máy hành chính hiện nay), cơ quan hành chính hiện nay lại nhìn việc đòi lại đất cũ như tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa người có giấy tờ cũ và người đang sử dụng đất (trách nhiệm giải quyết thuộc toà án nhân dân đối với tranh chấp đất đai mà đất đó đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

đ) Trong quyết định giải quyết cuối cùng của cơ quan hành chính cũng như quyết định giải quyết của toà án nhân dân còn có nhiều trường hợp không phù hợp pháp luật; có trường hợp phù hợp pháp luật về dân sự nhưng không phù hợp pháp luật về đất đai và ngược lại, tương tự có quyết định phù hợp pháp luật này nhưng lại trái với pháp luật khác. Trường hợp này thường xẩy ra khi Luật Đất đai công nhận mọi hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất không có công chứng hoặc chứng nhận của chính quyền cơ sở trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành nhưng toà án nhân dân lại tuyên bố hợp đồng, giấy tờ như vậy không có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật

về dân sự.

e) Theo quy định của Hiến pháp thì hệ thống tư pháp có quyền phán quyết độc lập với bộ máy hành chính cùng cấp nhưng trong thực tế lại không

2

xây ra như vậy. Trong thực tế giải quyết các vụ án hành chính, toà án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh) rất khó quyết định Uỷ ban nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh) bị thua kiện.

Những vấn đề nổi cộm nêu trên cũng đã chỉ ra phần nào những bất cập trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến