Luật phá sản đầu tiên ở Việt Nam (gọi là Luật phá sản doanh nghiệp) được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 1994. Luật phá sản doanh nghiệp có 52 điều, bao gồm một số điều khoản về nội dung, một số điều khoản về thủ tục tố tụng tại Tòa án và một số điều khoản về thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Qua gần 10 năm thi hành Luật phá sản doanh nghiệp cho thấy đạo luật này đã đóng một vai trò nhất định trong đời sống kinh tế của đất nước.
Theo số liệu đã được công bố thì từ năm 1994 đến cuối năm 2003, toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý 151 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, trong số đó hoàn thành thủ tục tuyên bố phá sản 46 doanh nghiệp.
Việc thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp 1994 tuy có đạt một số kết quả bước đầu, nhưng không được như mong đợi. Số liệu có được rõ ràng không nói lên rằng doanh nghiệp tại Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản ít. Thực tế cho thấy số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất cân đối tài chính nghiêm trọng, thực sự lâm vào tình trạng phá sản lớn gấp nhiều lần con số này.
Luật phá sản doanh nghiệp 1994 không đi vào cuộc sống do nhiều nguyên nhân, chủ quan và khách quan, trong đó có nguyên nhân về “chất lượng Luật”. Nhiều quy định của Luật phá sản 1994 bất cập, không phù hợp thực tế, nhiều vấn đề không quy định trong Luật nên không có cơ sở áp dụng, thực thi.
Luật phá sản doanh nghiệp 1994 được xây dựng vào những năm đầu của quá trình đổi mới, nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa hình thành một cách cơ bản, nhiều vấn đề Việt Nam chưa có kinh nghiệm, chưa lường trước được để quy định trong Luật, nên kết quả hạn chế như trên là tất yếu.
Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương của Đảng và Nhà nước. Do đó, việc sửa đổi, thay đổi cơ bản và toàn diện Luật phá sản doanh nghiệp 1994 là rất cần thiết để phù hợp tình hình mới
Luật phá sản (mới - thay thế Luật phá sản doanh nghiệp 1994) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 đã thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2004.
Luật phá sản 2004 có 95 điều (so với Luật phá sản doanh nghiệp 1994 chỉ có 52 điều) bao gồm các điều khoản về nội dung, về thủ tục tố tụng tại Tòa án và về thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Nói chung, Luật phá sản 1994 và 2004 đều thống nhất: Thủ tục phá sản không chỉ là một thủ tục đòi nợ đặc biệt, mà còn là một phương thức để sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hoặc là để kết thúc doanh nghiệp.
Thực hiện thủ tục phá sản, không chỉ xét về qui mô, tính chất phức tạp, mà còn cả về thành phần chủ thể tham gia đều rất rộng lớn. Trong thủ tục phá sản, có sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó có năm chủ thể cơ bản, là: Toà án, doanh nghiệp-hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, những người mắc nợ doanh nghiệp, các chủ nợ và người quản lý tài sản. Trong các chủ thể đó, Toà án luôn giữ vị trí trung tâm và có vai trò quyết định trong mọi giai đoạn của tố tụng phá sản.
I. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT PHÁ SẢN 2004
Luật phá sản 2004 có nhiều nội dung mới, sau đây chỉ là một số điểm chính:
1. Đối tượng áp dụng Luật phá sản
Luật phá sản quy định đối tượng áp dụng bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Về thẩm quyền của Tòa án
Để mở rộng thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, Luật phá sản 2004 quy định thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản của Tòa án theo hai cấp là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án cấp quận, huyện:
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó, trong trường hợp cần thiết Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
3. Tổ quản lý, thanh lý tài sản
Theo Luật phá sản doanh nghiệp 1994, có hai tổ được thành lập là Tổ quản lý tài sản, do một cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm Tổ trưởng và Tổ thanh toán tài sản, do một Chấp hành viên của cơ quan Thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng.
Để đảm bảo tập trung đầu mối quản lý, giảm thủ tục hành chính và chi phí, tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và thuận tiện cho việc xử lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, Luật phá sản quy định thành lập một tổ là Tổ quản lý và thanh lý tài sản do một Chấp hành viên của cơ quan Thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng. Mặc dù có hướng dẫn về hoạt động của loại tổ chức này, nhưng trên thực tế hoạt động của các tổ không thống nhất (có tham luận riêng).
4. Không ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ
Điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp 1994 quy định quyết định mở thủ tục phá sản phải có nội dung ấn định thời điểm ngừng thanh tóan nợ của doanh nghiệp. Kể từ thời điểm ngừng thanh toán nợ, doanh nghiệp không phải trả lãi các khoản nợ (Điều 23).
Luật phá sản 2004 không quy định về những vấn đề này.
5. Đình chỉ thi hành án dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án
Điều 57 Luật phá sản 2004 quy định: Kể từ ngày Tòa án mở thủ tục phá sản phải đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là người phải thi hành, cũng như đình chỉ việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp hoặc hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án.
6. Thứ tự phân chia tài sản
Luật phá sản 1994 quy định các khoản nợ thuế phải ưu tiên trước các khoản nợ của các chủ nợ. Luật phá sản 2004 xóa bỏ ưu tiên này.
7. Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản trong trường hợp đặc biệt
Doanh nghiệp không có tài sản, không còn tiền để nộp tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.
8. Về thủ tục phá sản
Theo Luật phá sản doanh nghiệp, sau khi Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mới được tiến hành. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc tuyên bố doanh nghiệp phá sản là đồng nghĩa với việc xóa tên của doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh, nên doanh nghiệp không còn là chủ thể có tư cách pháp lý trong việc thực hiện các công việc cần thiết cho quá trình thanh lý tài sản. Để khắc phục, Luật phá sản 2004 quy định: Sau khi kết thúc thủ tục thanh lý tài sản (không còn tài sản, hoặc thực hiện xong việc phân chia tài sản), Tòa án mới ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Tuy nhiên, từ đây cũng lại phát sinh vấn đề vướng mắc: Đến bao giờ mới gọi là hết tài sản hoặc đã phân chia xong để ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp?
II. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn. Hàng chục ngàn doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã được thành lập và tập trung hoạt động tại đây. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, hiện tượng một số doanh nghiệp tại thành phố không đứng vững, gặp khó khăn về tài chính, làm ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng phá sản, dẫn đến vi phạm pháp luật là quy luật tất yếu.
Từ năm 1994 đến đầu năm 2004 Tịa Kinh tế TAND TP. HCM đ nhận được 23 hồ sơ yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp, bao gồm:
- 13 doanh nghiệp nhà nước
- 5 công ty trách nhiệm hữu hạn
- 4 công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 1 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.
Sau khi xem xét, Chánh Tòa Kinh tế TAND TPHCM (Luật phá sản doanh nghiệp 1994 quy định thẩm quyền thuộc Chánh Tòa) đã quyết định:
- Hoàn trả 5 hồ sơ vì không hội đủ các thủ tục theo quy định (như không có báo cáo quyết toán tài chính, hoặc có báo cáo nhưng chưa có ý kiến cơ quan kiểm toán. Trong số hồ sơ hoàn trả có 1 công ty TNHH và 4 công ty 100% vốn nước ngoài.
- Ra quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp 1 hồ sơ vì không cung cấp đủ hồ sơ báo cáo và các tài liệu theo quy định.
- Ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp 17 hồ sơ
Từ ngày Luật phá sản 2004 có hiệu lực đến nay, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 22 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các loại hình doanh nghiệp như sau:
- 15 doanh nghiệp nhà nước;
- 5 công ty trách nhiệm hữu hạn;
- 1 công ty cổ phần;
- 1 doanh nghiệp tư nhân
Kết quả giải quyết:
1. Ra quyết định tuyên bố phá sản: 2 doanh nghiệp
- Công ty khai thác dịch vụ thủy sản Thắng Lợi (Tổng công ty Thủy sản VN)
- Công ty sản xuất kinh doanh XNK Hữu Nghị (Hội Nông dân VN)
2. Ra quyết định không mở thủ tục phá sản doanh nghiệp: 3 doanh nghiệp
- Công ty TNHH Sang Vina
- Công ty TNHH Cơ khí An Sơn
- Xí nghiệp Cơ khí Khuôn Mẫu (UBND TPHCM)
3. Ra quyết định mở thủ tục phá sản: 8 doanh nghiệp
- Công ty liên doanh tổng hợp Lâm Hà (UBND TPHCM)
- Công ty Thủy sản Chiến Thắng (UBND TPHCM)
- Xí nghiệp Chế biến xuất khẩu Chiến Thắng (UBND TPHCM)
- Công ty Vật tư quận 3 (UBND quận 3 TPHCM)
- Công ty Công nghiệp cơ khí Sài gòn (UBND quận 5 TPHCM)
- Công ty Nuôi trồng thủy sản (Tổng công ty thủy sản Việt Nam)
- Công ty Xây lắp công nghiệp (Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn)
- Công ty TNHH Trung Minh Nghĩa
4. Ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản: 4 doanh nghiệp
- Công ty Sài Gòn kỹ nghệ nông cơ SAKYNO (UBND TPHCM)
- Xí nghiệp Sản xuất chế biến nông lâm sản xuất khẩu (Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn)
- Công ty Du lịch dịch vụ quận Gò Vấp (UBND quận Gò Vấp TPHCM)
- Công ty Vật tư và dịch vụ nuôi tôm xuất khẩu (Tổng công ty thủy sản VN)
5. Đang trong quá trình giải quyết, bổ túc tài liệu để ra quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản: 5 doanh nghiệp
- Công ty TNHH Bửu Minh;
- Công ty TNHH Thiên Phúc;
- DNTN Vĩnh Phong;
- Công ty cổ phần sơn ISAMMI;
- Công ty sản xuất, dịch vụ Đông Hưng (UBND TPHCM)
III. NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ
1. Về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và việc ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản có vai trò quan trọng vì là bước khởi động. Tuy nhiên, Luật phá sản quy định thời hạn để Tòa án ra quyết định chỉ có 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Khoản 1, Điều 28). Trên thực tế, khi hồ sơ đến tay Thẩm phán thì thời hạn này chỉ còn khoảng 20 ngày.
Để có thêm thời gian cho Thẩm phán xem xét hồ sơ, có thời gian triệu tập phiên họp trong trường hợp cần thiết với sự tham gia của người nộp đơn, chủ doanh nghiệp, của các cá nhân và tổ chức khác có liên quan trứơc khi ra quyết định, đề nghị việc thụ lý (ở TAND TPHCM do Tổ thụ lý thuộc Văn phòng) phải căn cứ vào quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 của Luật phá sản để yêu cầu người nộp đơn phải nộp các giấy tờ tài liệu kèm theo đơn theo quy định tại Điều 15 của Luật phá sản, nghĩa là phải có:
- Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân, hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
- Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
- Bảng kê chi tiết các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có các tài sản nhìn thấy được;
- Danh sách các chủ nợ, địa chỉ của chủ nợ, ghi rõ các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm, các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
- Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã, phải có địa chỉ rõ ràng, ghi rõ các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm, các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
Một số trường hợp bộ phận thụ lý đã không thực hiện các quy định nói trên, hồ sơ thiếu các tài liệu hoặc làm không đầy đủ nội dung cần thiết nhưng vẫn cho thụ lý, Thẩm phán phải yêu cầu bổ sung hoặc làm lại. Có hồ sơ do công ty cổ phần nộp không có báo cáo tài chính có kiểm toán nên Thẩm phán phải chờ doanh nghiệp tiến hành kiểm toán. Sau khi có kết quả kiểm toán thì Thẩm phán mới ra quyết định mở thủ tục phá sản, dẫn đến thời gian kéo dài 3 -4 tháng (Luật quy định chỉ có 30 ngày).
Cho đến nay, chưa có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về mẫu biểu thống nhất về nội dung và hình thức trình bày các loại báo cáo và tài liệu, nhất là danh sách chủ nợ, người mắc nợ, bảng kê tài sản. Chúng tôi đề xuất một số biểu mẫu mà các Thẩm phán Tòa Kinh tế TPHCM đã áp dụng để tham khảo (Phụ lục 1, 2, 3, 4 và Phụ lục 5 )
Để ra quyết định mở thủ tục phá sản đúng, không bị khiếu nại, các Thẩm phán Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đều triệu tập phiên họp với sự tham dự của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và thông báo trước việc ra quyết định.
2. Không ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ
Luật phá sản 2004 không quy định nội dung như Điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp 1994 quy định: Quyết định mở thủ tục phá sản phải ấn định thời điểm ngừng thanh tóan nợ của doanh nghiệp. Kể từ thời điểm ngừng thanh toán nợ, doanh nghiệp không phải trả lãi các khoản nợ (Điều 23).
Điều này đã gây khó khăn cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong việc xác định công nợ, nhất là nợ tín dụng ngân hàng: Công nợ và lãi phát sinh được tính đến thời điểm nào?
Tính đến thời điểm Tổ quản lý tài sản mời đối chiếu công nợ? Tiếp tục được tính lãi cho đến ngày ra quyết định thanh lý tài sản theo tinh thần Điều 34 Luật phá sản?
3. Sự phối hợp giữa Thẩm phán và Chấp hành viên trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp
Tại khoản 1, Điều 21 Nghị định 67/2006/NĐ-CP ngày 11-7-2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật phá sản có quy định: Tổ quản lý, thanh lý tài sản làm việc dưới sự điều hành của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản và chịu sự giám sát của Thẩm phán.
Khi tiến hành thủ tục phá sản, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ quản lý, thanh lý tài sản rất quan trọng, công việc của Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trôi chảy thì Thẩm phán mới tiến hành tổ chức Hội nghị chủ nợ để xem xét ra quyết định phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc quyết định thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã một cách kịp thời, chính xác, đúng quy định pháp luật.
Thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh, do chưa có sự phối hợp giữa Thẩm phán và Chấp hành viên nên việc thực hiện chưa thật tốt, chưa thống nhất, còn nhiều vướng mắc (có tham luận riêng)
4. Một Thẩm phán, Tổ Thẩm phán phụ trách và việc giải quyết tranh chấp công nợ trong quá trình giải quyết phá sản
Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn các trường hợp cần phải do Tổ Thẩm phán 3 người tiến hành thủ tục phá sản, trong đó có các trường hợp sau:
- Cần giải quyết tranh chấp về khoản nợ.
- Tuyên bố giao dịch là vô hiệu
- Giải quyết tiếp vụ án mà doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là đương sự trong vụ án đó.
- Doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có bất động sản, có nhiều chủ nợ hoặc nhiều người mắc nợ tại nhiều tỉnh khác nhau hoặc ở nước ngoài.
Thông thường vụ phá sản nào cũng có tranh chấp về khoản nợ, có thể là nợ phải trả cho chủ nợ, hoặc nở phải thu từ người mắc nợ. Mỗi vụ phá sản đđều cĩ nhiều người tham gia v thế nào cũng có chủ nợ hoặc người mắc nợ ở một tỉnh khác.
Vậy thì vụ no cũng phải do Tổ Thấm phn 3 người tiến hành. Thực hiện quy định này địi hỏi Tịa Kinh tế phải cĩ nhiều Thẩm phn.
Tịa Kinh tế TPHCM chỉ cĩ 8 Thẩm phn, nếu thnh lập chưa được 3 Tổ. Trong khi hồ sơ thụ lý 22 vụ. Thực hiện quy định này thì mỗi Thẩm phn phải tham gia giải quyết hơn 8 vụ. Thực tiễn các vụ giải quyết phá sản tại thành phố Hồ Chí Minh chođđến nay chỉ do một Thẩm phán tiến hành.
Tuy nhiên, để thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các trường hợp phải do Tổ Thẩm phán phụ trách, chúng tôi kiến nghị là chỉ khi nào tiến hành giải quyết những sự việc như: Cần giải quyết tranh chấp về khoản nợ, tuyên bố giao dịch là vô hiệu hoặc giải quyết tiếp vụ án mà doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là đương sự trong vụ án đó thì mới do tập thể 3 Thẩm phán thực hiện. Tổ Thẩm phán không tiến hành toàn bộ thủ tục phá sản.
Trường hợp doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có bất động sản, có nhiều chủ nợ hoặc nhiều người mắc nợ tại nhiều tỉnh khác nhau hoặc ở nước ngoài thì chỉ khi nào quá phức tạp, một Thẩm phán không thể đảm đương nổi công việc mới cần thiết tổ chức Tổ Thẩm phán.
5. Tổ chức Hội nghị chủ nợ và ra quyết định thanh lý tài sản
Hội nghị chủ nợ thảo luận, xem xét, thông qua phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Hội nghị chủ nợ có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có thể phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Điều 64 Luật phá sản quy định cụ thể nội dung của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất. Tại điểm d, khoản 1, Điều 64 Luật phá sản quy định: “Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết. Nghị quyết được lập thành văn bản và phải được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên thông qua. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ”.
Tuy nhiên, nếu tại Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không lập (không có chủ trương lập) phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh để trình Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất xem xét thì sao?
Trong trường hợp này Thẩm phán có ra Quyết định thanh lý tài sản không? Nếu ra quyết định thanh lý tài sản thì căn cứ vào điều nào của Luật phá sản để ra quyết định?
Về thủ tục thanh lý tài sản chỉ có quy định tại Điều 78 (trường hợp đặc biệt), Điều 79 (Hội nghị chủ nợ không thành) và Điều 80 (sau khi có Nghị quyết Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua các giải pháp dự kiến tổ chức lại, kế hoạch thanh toán nợ) nhưng doanh nghiệp không xây dựng được kế hoạch chính thức.
Phải chăng Luật đã không quy định điều kiện để ra quyết định thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp nêu trên, nghĩa là trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không lập kế hoạch, phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh trình Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất xem xét.
Về vấn đề này có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tại điểm d, khoản 1, Điều 64 Luật phá sản quy định: “Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết. Nghị quyết được lập thành văn bản và phải được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên thông qua”.
Do đó, nếu tại Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không có dự kiến, không lập phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh để trình Hội nghị chủ nợ thì Hội nghị ra nghị quyết thanh lý tài sản. Thẩm phán căn cứ vào nghị quyết này ra Quyết định thanh lý tài sản.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Vì thủ tục thanh lý tài sản quy định tại các Điều 78, 79 và 80 của Luật phá sản không quy định điều kiện để ra quyết định thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp nêu trên nên Thẩm phán cần tổ chức lại Hội nghị chủ nợ lần thứ hai và tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải có dự kiến, lập phương án, đề ra giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh để trình Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
Tại Hội nghị chủ nợ lần thứ hai, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản vẫn không lập phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh hoặc có phương án nhưng Hội nghị chủ nợ lần thứ hai không thông qua thì mới ra Quyết định thanh lý tài sản.
6. Hậu quả của việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản
Điều 67 quy định: “Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trong những trường hợp sau đây:
Sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần, nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 13 và 14 của Luật này không tham gia Hội nghị chủ nợ được triệu tập lại;
Trường hợp chỉ có người quy định tại các Điều 15,16,17 và 18 của Luật này nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 63 của Luật phá sản không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng;
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu; nếu những người quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ có một hoặc một số người rút lại đơn yêu cầu thì Tòa án vẫn tiến hành thủ tục phá sản”
Vấn đề đặt ra là: Sau khi Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản thì hậu quả pháp lý của việc ra quyết định đình chỉ tiến hành thu tục phá sản như thế nào?
Doanh nghiệp, hợp tác xã đó được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản nữa như Điều 77 Luật phá sản quy định hay không? Vấn đề thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật phá sản chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì thủ tục để tiếp tục giải quyết ra sao?
Về vấn đề này có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Khi Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản nữa. Vấn đề thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật phá sản nếu chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì nay được giải quyết theo quy định của Điều 77 Luật phá sản. Nghĩa là việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án vẫn được tiếp tục. Tòa án sau khi ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản thì phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định chung của pháp luật.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản là do người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đến hoặc do họ rút đơn yêu cầu chứ bản thân doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn còn lâm vào tình trạng phá sản. Luật phá sản không nêu hậu quả của ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản. Do đó, vấn đề thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật phá sản chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết cũng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
7. Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản đồng thời ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản
Điều 85 và Điều 86 Luật phá sản quy định: Sau khi hoàn tất thủ tục thanh lý tài sản (doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản, hoặc đã thực hiện xong việc phân chia tài sản), Tòa án mới ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Vấn đề đặt ra là: Tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng như Thẩm phán không thể kết luận là doanh nghiệp đã hết tài sản (bằng hiện vật) cũng như quyền tài sản (các khoản nợ phải thu), vì các lẽ sau đây:
Về hình thức thể hiện tài sản: Đó là tài sản bằng hiện vật, vẫn tồn tại nhưng không thể bán được. Trong sổ sách, chúng được gọi là “vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị, dây chuyền, …” nhưng trên thực tế giá trị sử dụng không còn và giá trị thương mại cũng không có, chúng chỉ là phế liệu, phế thải, nếu thu dọn còn tốn kém thêm chi phí !
Các quyền tài sản là các khoản nợ phải thu cũng là tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ là những khoản nợ khó đòi, thậm chí không có khả năng thu hồi, nhưng trên sổ sách thì vẫn còn là nợ phải thu!
Vậy thì như thế nào để gọi là “không còn tài sản” ?
Chúng tôi kiến nghị thực hiện việc ra quyết định tuyên bố phá sản và ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản theo trình tự như sau:
Giai đọan 1: Sau khi có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, Tổ quản lý thanh lý tài sản thực hiện các thủ tục thanh lý tài sản (kéo dài khoảng 10 -12 tháng), bán và thu được tài sản đến đâu thì phân chia theo tỷ lệ cho chủ nợ đến đó.
Cho đến lúc Tổ quản lý thanh lý tài sản có thể xác định là chỉ còn tài sản không có gía trị thương mại hoặc giá trị thương mại quá thấp, khó bán hoặc không thể bán được, các khoản nợ phải thu chỉ còn nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi … thì Tổ trưởng Tổ quản lý thanh lý tài sản báo cáo Thẩm phán để ra quyết định tuyên bố phá sản.
Theo chúng tôi, việc này là cần thiết để thực hiện các thủ tục theo Điều 89 Luật phá sản (xóa tên doanh nghiệp, giải quyết các chế độ cuối cùng cho người lao động, thực hiện một số thủ tục về tổ chức, …).
Cần hiểu rõ: Quyết định tuyên bố phá sản không đồng nghĩa với việc miễn trừ nghĩa vụ về tài sản theo Điều 90 Luật phá sản, cũng như các nghĩa vụ về tài sản nếu còn phát sinh, các tài sản nếu còn phát hiện, các khoản nợ vẫn có thể đến lúc nào đó thu hồi được, v.v… Tất cả vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan.
Giai đoạn 2: Khoảng 2 đến 3 năm hoặc 5 năm kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, nếu Chấp hành viên là Tổ trưởng Tổ quản lý thanh lý tài sản hoặc Trưởng cơ quan Thi hành án có thông báo cho biết việc thi hành quyết định thanh lý tài sản không còn khả năng tiếp tục thực hiện được nữa, thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản - Kết thúc thực sự việc giải quyết phá sản.
***
Luật phá sản doanh nghiệp 1994 tồn tại 10 năm, toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý 151 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, trong số đó hoàn thành thủ tục tuyên bố phá sản 46 doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng Luật phá sản này đã bị phá sản!
Luật phá sản 2004 có hiệu lực thi hành mới chỉ 2 năm, mặc dù chưa có số liệu thống kê thụ lý và giải quyết được bao nhiêu vụ, nhưng chắc chắn sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cũng chưa thể khẳng định là Luật phá sản 2004 đã thành công khi mà còn khá nhiều khó khăn, vướng mắc như đã nói ở trên.
Việt Nam đã là thành viên WTO, đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Làn sóng đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng cao, doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ biến động, trong đó có thể bị phá sản nhiều hơn. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về phá sản theo hướng đơn giản thủ tục hơn nữa là vô cùng cần thiết.
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo chuyên đề “Luật phá sản: Thực tiễn - Vướng mắc - Kiến nghị” với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với Tòa án các thành phố và các tỉnh bạn, lắng nghe ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan để thống nhất trong việc áp dụng các quy định pháp luật về giải quyết phá sản, đồng thời đđể có cơ sở tổng hợp các ý kiến đề xuất với Tòa án nhân dân tối cao trong việc hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc.
Phạm Xuân Thọ
Chánh Tòa Kinh tế TAND TP. HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét