Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thường xuyên phải giám đốc thẩm bản án, quyết định của tòa án nhân dân (TAND) cấp dưới. Pháp luật tố tụng Việt Nam quy định cơ sở, trình tự giám đốc thẩm nhưng lại không quy định cụ thể là bản án, quyết định bị hủy được gửi đến tòa án nào để xét xử lại (xem Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự). Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thường xuyên phải giám đốc thẩm bản án, quyết định của tòa án nhân dân (TAND) cấp dưới. Pháp luật tố tụng Việt Nam quy định cơ sở, trình tự giám đốc thẩm nhưng lại không quy định cụ thể là bản án, quyết định bị hủy được gửi đến tòa án nào để xét xử lại (xem Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự). Trong thực tế, TANDTC thường gửi hồ sơ về tòa án mà quyết định bị hủy để xét xử lại vụ việc. Ví dụ, quyết định của toà án A bị hủy thì TANDTC gửi lại hồ sơ cho Tòa án A để xét xử lại vụ việc với thành phần hội đồng xét xử khác. Cách làm này đã bộc lộ những điều chưa hợp lý. Bởi vì việc giao hồ sơ về tòa án có bản án, quyết định bị hủy thì các tòa án này nhiều khi vẫn giữ nguyên quan điểm giải quyết vụ việc như lần xét xử trước. Trong thực tế, chúng ta đều biết là tính độc lập của thẩm phán còn là một khái niệm tương đối. Vả lại trước khi xét xử một vụ việc, vẫn thường có động tác “duyệt án” với cấp lãnh đạo toà án (hiện tượng "án bỏ túi"). Như vậy, mặc dù hội đồng xét xử có khác nhau nhưng “tinh thần” về vụ việc đó vẫn không thay đổi. Do đó, tính khách quan trong xét xử và áp dụng pháp luật không cao. Nó làm cho người dân cảm thấy bất an, giảm niềm tin vào pháp luật. Vụ việc sau đây có thể cho thấy sự hiện trạng này. Ngày 20/12/1995, vợ chồng bà Bé có làm tờ thế chấp căn nhà cho bà Hoa để vay 178 triệu đồng với lãi suất 3%/tháng, thời hạn trả là hết tháng 12/1996 (âm lịch). Bà Bé cho rằng bà đã trả đủ số tiền nợ đó từ năm 1997 và sau khi trả nợ xong, bà đã xé giấy nợ. Còn bà Hoa lại cho rằng, bà Bé chưa trả bà số tiền trên, bà đã đòi nhiều lần nhưng bà Bé vẫn không trả. Xét xử sơ thẩm lần một: Tại Bản án số 119/DSST ngày 15/10/2002, TAND huyện S, tỉnh B. nhận định: "Kể từ ngày vay cho đến khi xảy ra tranh chấp về việc xé giấy nợ tại Ban hoà giải thị trấn An Châu ngày 08/4/2002 đã trải qua thời gian gần 07 năm, bà Hoa không chứng minh được việc đòi nợ bà Bé, trong khi đó bà thừa nhận do cha mẹ bệnh phải nuôi dưỡng, nên không có điều kiện đòi nợ, mặt khác, lời khai cho rằng bà có gặp vợ chồng bà Bé để yêu cầu hoàn trả nhưng bà Bé không thừa nhận, kể từ năm 1997 đến nay, bà Hoa không còn chứng cứ nào khác để chứng minh do khách quan nên không thể đòi số nợ trên, từ đó căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 6; khoản 2 Điều 36 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 thì thời hiệu khởi kiện đã hết, bà Hoa đã mất quyền khởi kiện nên vụ kiện sẽ được đình chỉ theo quy định của pháp luật (...) nên mặc nhiên bà Bé không còn phải có nghĩa vụ thanh toán số nợ đã vay”. Như vậy trong lần xét xử thứ nhất, Tòa án huyện S đã tuyên bà Hoa mất quyền đòi bà Bé khoản tiền cho vay vì thời hiệu khởi kiện đã hết. Xét xử sơ thẩm lần hai: Tại Quyết định giám đốc thẩm số 136 ngày 18/11/2004, Toà dân sự TANDTC nhận định: “Toà án cấp sơ thẩm tuy đã đình chỉ việc giải quyết vụ kiện là đúng pháp luật, nhưng trong phần nhận định của bản án, Toà án cấp sơ thẩm cho rằng bà Hoa đã mất quyền khởi kiện nên mặc nhiên bà Bé không còn nghĩa vụ thanh toán số nợ đã vay là không chính xác, vì pháp luật hiện hành chỉ xác định hết thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì Toà án không thụ lý giải quyết". Do vậy, TANDTC đã huỷ bản án sơ thẩm của TAND huyện S và giao hồ sơ về toà án này xét xử lại theo thủ tục chung. Khi xét xử sơ thẩm lại vụ việc, Tòa án huyện S khẳng định: “Bà Hoa không chứng minh được từ thời điểm bà Bé, ông Linh (chồng bà Bé) vay tiền vi phạm hợp đồng là tháng 12 âm lịch năm 1996 đến năm 2002 hai bên có thoả thuận kéo dài thêm thời hạn trả nợ cũng như không có chứng cứ chứng minh do điều kiện khách quan không thể đòi được số nợ trên. Từ đó căn cứ vào điểm a khoản 6 Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự, Khoản1, Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC (…), xác định hết thời hiệu khởi kiện của vụ án hợp đồng vay tài sản giữa bà Hoa với vợ chồng bà Bé. Do đó vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật” (Bản án sơ thẩm số 44/2005/DSST ngày 21/7/2005). Như vậy, vụ việc được Tòa án huyện S giải quyết hai lần nhưng kết quả là giống nhau: Bà Hoa hết thời hiệu khởi kiện và vụ án bị đình chỉ. Với mục đích chứng minh thêm sự bất cập của việc để cùng một tòa án xét xử lại một vụ việc lần thứ hai, xin dẫn hai bản án của tòa án tỉnh về vụ việc này. Phúc thẩm lần một: Theo Bản án phúc thẩm số 67/DSPT ngày 25/02/2003 của Toà án tỉnh B thì: "Quan hệ vay nợ giữa vợ chồng bà Bé với bà Hoa tuy không lập thành văn bản cụ th ể như tờ hợp đồng có các điều khoản, nhưng nó được được thể hiện tại tờ thế chấp vay tài sản ngày 20/12/1995 mà các đương sự đều thừa nhận. Tại tờ thế chấp này ghi rõ số tiền vay, mức lãi suất và thời hạn thanh toán. Vì vậy, tuy việc vay nợ được ký kết vào ngày 20/12/1995, trước ngày Bộ Luật Dân sự có hiệu lực ngày 01/07/1996, song đây là hợp đồng có thời hạn, mà thời hạn thanh toán hợp đồng ngày 20/12/1996 sau ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực, nên căn cứ điểm a khoản 3 Nghị quyết quy định: Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực hiện vẫn đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, thì áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự, do đó nếu có tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự loại này, phải áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết. Vì vậy, bà Hoa không bị hạn chế về quyền khởi kiện". Từ các nhận định trên, tòa án buộc vợ chồng bà Bé có nghĩa vụ thanh toán cho bà Hoa số tiền 178 triệu đồng. Phúc thẩm lần hai: Tại Quyết định giám đốc thẩm số 136 ngày 18/11/2004, Toà dân sự TANDTC đã huỷ Bản án phúc thẩm số 67 nêu trên của Toà án tỉnh B. Tại Bản án phúc thẩm số 407/2005/DSPT ngày 22/11/2005, Tòa án tỉnh B xét: "Tại phiên toà phúc thẩm, bị đơn cũng thừa nhận dù trên hợp đồng vay ghi tháng 12 năm 1996 phải thanh toán dứt điểm, nhưng thực sự sau thời gian trên bị đơn mới bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán làm nhiều lần, mỗi lần trả tiền cũng không nói rõ là đến khi nào trả dứt nhưng hai bên hiểu rằng trả tiền đến khi hết thì thôi, không quy định thời hạn cuối cùng. Như vậy, dù không có thỏa thuận bằng văn bản, nhưng các bên đã thống nhất sẽ trả vốn vay không có thời hạn, nên không xác định thời gian vi phạm nghĩa vụ thanh toán - không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Bị đơn không chứng minh được số tiền đã trả nên phải tiếp tục trả số nợ còn thiếu. Kháng cáo của bà Hoa là có căn cứ nên được chấp nhận". Từ đó tòa án tỉnh B vẫn quyết định buộc vợ chồng bà Bé phải có nghĩa vụ trả bà Hoa 178 triệu đồng. Khuyến nghị: Trong ví dụ nêu trên, khác với hai bản án sơ thẩm, cả hai bản án của Tòa án tỉnh với hai hội đồng xét xử khác nhau đều có cùng một giải pháp có lợi cho bà Hoa mặc dù bản án xét xử lần một đã bị TANDTC hủy. Như vậy, việc TANDTC hủy bản án đã không có tác dụng. Người dân vẫn tiếp tục khiếu nại. Từ đó cho thấy bất cập của giải pháp theo đó TANDTC giao hồ sơ về tòa án mà quyết định đã bị hủy để xét xử lại. Mặc dù vụ án được xử lại với thành phần hội đồng xét xử có khác nhau, nhưng “tinh thần” giải quyết vụ án không thay đổi nên dẫn đến hiện tượng “án bỏ túi”, ít khách quan trong quá trình xét xử và áp dụng pháp luật. Để tăng tính khách quan trong quá trình giải quyết những vụ án đã bị toà giám đốc thẩm huỷ, ngoài giải pháp như thực tiễn pháp lý hiện nay, theo chúng tôi, nên bổ sung vào các quy định của pháp luật những giải pháp khác nữa. Ví dụ như: - Sau khi hủy án, TANDTC có thể giao vụ việc cho tòa án khác cùng cấp (ví dụ cùng là tòa án cấp huyện), cùng chức năng (ví dụ cùng là tòa án dân sự hay kinh tế) nhưng gần (về địa lý) với tòa án đã xử mà quyết định đã bị hủy. Có thể có người cho rằng, giải pháp này gây tốn kém cho các bên đương sự vì họ phải đi lại xa hơn. Điều đó là không sai, nhưng khi người dân cảm thấy oan ức, thiếu khách quan trong quá trình xét xử thì vấn đề đi lại không phải là vấn đề lớn. Thực tiễn đã cho thấy, có nhiều đương sự đi hàng nghìn km ra Hà Nội để khiếu kiện khi thấy bị oan ức hay xét xử không khách quan. Vì vậy, việc họ phải đến cơ quan xét xử lân cận với tòa án lần trước là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Trên thế giới, giải pháp này đã được quy định trong pháp luật của Pháp từ rất lâu - từ cuối thế kỷ thứ 18 -khi mà điều kiện vật chất của người dân Pháp lúc đó còn kém hơn chúng ta hiện nay. Trong đạo Luật ngày 27/11/1790, pháp luật tố tụng của Pháp đã quy định nguyên tắc rằng, sau khi hủy án, vụ việc không được gửi lại tòa án có quyết định đã bị hủy mà phải giao cho tòa án khác cùng cấp và cùng chức năng. Đến năm 1979, nguyên tắc trên có thêm ngoại lệ, đó là quy định Tòa án tối cao có thể gửi lại vụ việc cho Tòa án mà quyết định đã bị hủy, nhưng với điều kiện là thành phần của hội đồng xét xử phải khác. Theo các chuyên gia, giải pháp bổ sung này cần được sử dụng một cách cân nhắc khi những tiện lợi của nó ít hơn những bất lợi có thể gây ra. Và cũng rất khả quan là, trong thực tiễn pháp lý, Tòa án tối cao Pháp rất ít sử dụng giải pháp bổ sung năm 1979. Nhìn chung, vụ việc thường được gửi đến tòa án cùng cấp gần với (về địa lý) tòa án đã xét xử vụ việc. - Ngoài giải pháp nêu trên có thể tham khảo, chúng ta có thể xem xét thêm giải pháp là nếu án sơ thẩm bị hủy, quyết định giám đốc thẩm phải giao hồ sơ về toà án cấp tỉnh để xét xử sơ thẩm; nếu chỉ huỷ án phúc thẩm thì giao hồ sơ về toà phúc thẩm TANDTC để xét xử. =============================== Đỗ Đại Hữu |
Tìm hiểu và nghiên cứu văn bản pháp luật, luật việt nam, luật, luật sư, tư vấn luật, - tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân, thành lập doanh nghiệp, tư vấn pháp lý về doanh nghiệp...
Thứ Ba, 14 tháng 8, 2007
XÁC ĐỊNH TÒA ÁN XÉT XỬ LẠI
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Chia sẻ tài liệu học lớp Luật sư. BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN HỒ SƠ DS06 TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT I. ...
-
Tham khảo thêm: 5 Phần mềm trắc nghiệm sát hạch thi lý thuyết lái xe ô tô miễn phí hay nhất Toàn bộ các văn bản, bài viết có liên quan đến L...
-
Tham khảo thêm: Hướng dẫn chèn hình nền, Slide template, ClipArt cho Word, Powerpoint Hình nền, themes trang trí cho desktop và cách tự động...
-
Tải về sách Ebook Luật cư trú về hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu, xuất nhập cảnh, lý lịch tư pháp và biểu mẫu mới nhất Tải về sách Ebook hư...
-
Tải về sách Ebook Luật Cán bộ, công chức, viên chức và biểu mẫu đính kèm Quy định về phụ cấp Nghị định 57/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công ...
-
Tải về sách Ebook Luật xây dựng và văn bản, biểu mẫu hướng dẫn mới nhất Tải văn bản (file .doc) (bấm vào link, đợi 8s, bấm Skip this Ad ở ...
-
BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 08/2008/TT-BNV Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2008 T...
-
Tải văn bản (file .doc) (bấm vào link, đợi 8s, bấm Skip this... ở góc phải để tải về) Bộ Luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn mới...
-
Tải về Ebook sách Bộ Luật lao động và văn bản hướng dẫn, biểu mẫu mới nhất Tải văn bản (file .doc) (bấm vào link, đợi 8s, bấm Skip this Ad ...
-
THS. NGUYỄN THỊ LAN - KHOA LUẬT DÂN SỰ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng (còn gọi là chế độ tài sản giữa vợ chồng) l...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét