24-08-2005
NGUYỄN THỊ HỒNG LÝ
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị
NGUYỄN THỊ HỒNG LÝ
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị
Luật hôn nhân gia đình được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 10 ngày 9-6-2000 đã phần nào hoàn thiện các quy định về các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật không thể tránh khỏi những vướng mắc mà các điều luật cũng như các văn bản dưới luật chưa hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa cụ thể. Xin nêu một ví dụ để bạn đọc cùng trao đổi.
Bà Lê Hoài Phương hiện đang thường trú tại MARKÍCHEALLÊ 8012681 BERLIN (Cộng hòa Liên bang Đức) có nơi cư trú trước lúc xuất cảnh tại phường 1 thị xã X, xin ly hôn ông Hoàng Đức Vượng, (thường trú tại FRIEDRICH ENGEL RING39 15562 RUDERSDORE BEI BERLIN Cộng hòa liên bang Đức) nơi cư trú trước lúc xuất cảnh của ông Vượng là Hải Phòng Việt Nam.
Theo lời khai của các đương sự, thì bà Lê Hoài Phương và ông Hoàng Đức Vượng kết hôn vào tháng 11/2000 trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại văn phòng Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống hạnh phúc được hơn 2 năm thì phát sinh mâu thuẫn. Tháng 4 2004, hai người sống ly thân (Đến tháng 7-2004, bà Phương về Việt Nam thăm gia đình và làm đơn xin ly hôn ông Vượng).
Tòa án nhân dân tỉnh Q đã áp dụng Điều 89, khoản 2 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình xử cho bà Lê Hoài Phương được ly hôn ông Hoàng Quốc Vượng.
Bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên xoay quanh việc giải quyết vụ việc này có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền giải quyết:
Quan điểm thứ nhất: theo quy định tại khoản 4 điều 100, khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình thì thẩm quyền giải quyết vụ án này là của Tòa án Cộng hòa Liên bang Đức. Bởi vì: khoản 2 Điều 104 Luật hôn nhân gia đình quy định: Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
Trong vụ án này, tại thời điểm xin ly hôn, hai đương sự đang thường trú tại Cộng Hòa liên bang Đức (ít nhất cũng từ năm 2000 cho đến khi làm đơn xin ly hôn). Mặt khác, nghị quyết 01/2003/NQ/HĐTP ngày 16-4-2003 của HĐTP- TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, Hôn nhân gia đình, tại mục 2.2 phần II quy định: Đối với trường hợp các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài, nay học về Việt Nam xin ly hôn thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam chúng ta cần phải hiểu cụm từ “nay họ về…” nghĩa là họ về thường trú tại Việt Nam mà không phải về thăm gia đình thì mới thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam. Còn nếu đương sự đang thường trú tại nước ngoài mà về Việt Nam xin ly hôn thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam.
Quan điểm thứ hai cho rằng: trong vụ án này, tuy hai đương sự đang thường trú tại nước ngoài nhưng lại sống tại hai nơi khác nhau như: không cùng số nhà, đường phố… Vì vậy, phải xem đây là trường hợp không có nơi thường trú chung nên phải do pháp luật Việt Nam điều chỉnh.
Quan điểm thứ 3 lại cho rằng: Các đương sự kết hôn tại Đại sứ quán nước ta tại Đức và pháp luật áp dụng cho đăng ký kết hôn là pháp luật Việt Nam, khi có yêu cầu ly hôn, đương sự về Việt Nam làm thủ tục xin ly hôn theo pháp luật Việt Nam nhưng không áp dụng ly hôn có yếu tố nước ngoài mà áp dụng các điều luật tại chương 10 về ly hôn để giải quyết.
Tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất, bởi không thể xem đây là trường hợp đương sự đã về Việt Nam, hoặc cũng không phải là không có nơi thường trú chung nên không áp dụng pháp luật Việt Nam về điều chỉnh.
Rất mong bạn đọc quan tâm trao đổi và hi vọng rằng Tòa án nhân dân tối cao sớm có hướng dẫn chính thức về vấn đề này
=================================================================
24-08-2005
Nguyễn Trung Tín
Nguyễn Trung Tín
Về bài Áp dụng luật hôn nhân gia đình khi giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài
-->
Qua đọc bài “Về áp dụng Luật Hôn Nhân gia đình khi giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lý (Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đăng số… Tạp chí Tòa án nhân dân), chúng tôi xin có một số ý kiến trao đổi dưới đây.
Chúng tôi xin tóm tắt lại nội dung vụ việc như sau:
- Thứ nhất là vụ việc quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà cả hai bên định cư ở nước ngoài (thuộc loại quan hệ được quy định tại khoản 4 điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000- loại quan hệ thuộc diện áp dụng các quy định của Chương XI “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” của Luật trên);
- Thứ hai, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã áp dụng điều 89, khoản 2, điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 xử cho bà Lê Hoài Phương được ly hôn ông Hoàng Quốc Vượng.
Có các quan điểm sau về giải quyết vụ việc này:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, theo khoản 4, Điều 100, khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc Tòa án cộng hòa liên bang Đức;
+ Quan điểm thứ hai cho rằng, vụ việc này do pháp luật Việt Nam điều chỉnh;
+ Quan điểm thứ ba cho rằng đây không phải là vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Quan điểm của tác giả bài viết trên là đồng tình với quan điểm thứ nhất.
Qua nghiên cứu vụ việc mà tác giả bài viết đề cập, chúng tôi xin nêu ý kiến trao đổi để bạn đọc tham khảo và rất mong nhận được ý kiến của các bạn.
Chúng tôi không đồng tình với cả ba quan điểm trên với các lý do sau:
Quan điểm thứ nhất có sự nhầm lẫn ở hai điểm. Sự nhầm lẫn thứ nhất ở chỗ khoản 4 Điều 100 và khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 là các quy định luật về nội dung (khoản 4 Điều 100) và luật xung đột quy định chọn luật về nội dung của một quốc gia cụ thể (khoản 2 Điều 104). Do vậy, không thể căn cứ vào các quy định trên để xác định thẩm quyền của Tòa án một quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được. Sự nhầm lẫn thứ hai ở chỗ, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là văn bản pháp luật của Việt Nam, do vậy, ở đó không thể có quy định về việc “Thẩm quyền giải quyết vụ án này là của Cộng Hòa Liên Bang Đức” được.
Chính vì vậy, chúng tôi không thể đồng tình với quan điểm thứ nhất.
Quan điểm thứ hai không chấp nhận được ở chỗ, đối với các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng, nơi thường trú của các bên mà các cơ quan có thẩm quyền quan tâm ở đây là ở quốc gia nào (?), chứ không phải ở “số nhà, đường phố…” nào(?). Do vậy những người đưa ra quan điểm thứ hai cho rằng vì không rõ “số nhà, đường phố…” ở Cộng hòa Liên bang Đức, cho nên Tòa án Việt Nam sẽ quay trở lại áp dụng pháp luật Việt Nam là không có cơ sở.
Quan điểm thứ ba không chấp nhận được ở chỗ, căn cứ vào khoản 4, Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đây là vụ việc quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Do vậy, việc quan điểm thứ ba cho rằng về việc các bên kết hôn ở Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và pháp luật áp dụng để cho đăng ký kết hôn là pháp luật Việt Nam, cho nên không thể áp dụng Chương XI “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” mà cần áp dụng Chương X là điều không có cơ sở khoa học và cơ sở pháp luật. Kinh nghiệm giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của tất cả các quốc gia trên thế giới cho thấy rằng, không có cơ sở nào để khẳng định rằng, luật của quốc gia áp dụng với ly hôn phải là luật của quốc gia áp dụng với kết hôn.
Theo chúng tôi, vụ việc này cần được giải quyết các vấn đề sau: Thẩm quyền của Tòa án luật về nội dung mà Tòa án cần áp dụng để giải quyết ly hôn.
· Về thẩm quyền:
Theo như bài viết thì vụ việc này, được giải quyết trước ngày 01/01/2005 (Ngày Bộ luật Tố tụng Dân sự có hiệu lực), do vậy, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam vẫn cần được xác định trên cơ sở Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.
Theo điều 13 Pháp lệnh trên, (Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ) thì Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Bởi vì khoản 1 điều 13 quy định: “1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn…”. Trong số tất cả các quy định khác của Chương II “Quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân” không có quy định nào chứng tỏ rằng, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn trên.
Nếu vụ việc này được Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị thụ lý sau ngày 01/01/2005 thì Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị có thẩm quyền (căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 27, khoản 3 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004). Bởi theo điểm g khoản 2 Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền khi “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam”.
• Về luật áp dụng:
Theo khoản Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Tòa án Việt Nam nếu có thẩm quyền giải quyết vụ việc này (nếu giải quyết vào thời điểm từ ngày 01/01/2005 trở đi) thì Tòa án đó cần căn cứ vào khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để áp dụng pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức về việc cho phép ly hôn và giải quyết hậu quả của ly hôn.
-->
Qua đọc bài “Về áp dụng Luật Hôn Nhân gia đình khi giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lý (Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đăng số… Tạp chí Tòa án nhân dân), chúng tôi xin có một số ý kiến trao đổi dưới đây.
Chúng tôi xin tóm tắt lại nội dung vụ việc như sau:
- Thứ nhất là vụ việc quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà cả hai bên định cư ở nước ngoài (thuộc loại quan hệ được quy định tại khoản 4 điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000- loại quan hệ thuộc diện áp dụng các quy định của Chương XI “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” của Luật trên);
- Thứ hai, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã áp dụng điều 89, khoản 2, điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 xử cho bà Lê Hoài Phương được ly hôn ông Hoàng Quốc Vượng.
Có các quan điểm sau về giải quyết vụ việc này:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, theo khoản 4, Điều 100, khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc Tòa án cộng hòa liên bang Đức;
+ Quan điểm thứ hai cho rằng, vụ việc này do pháp luật Việt Nam điều chỉnh;
+ Quan điểm thứ ba cho rằng đây không phải là vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Quan điểm của tác giả bài viết trên là đồng tình với quan điểm thứ nhất.
Qua nghiên cứu vụ việc mà tác giả bài viết đề cập, chúng tôi xin nêu ý kiến trao đổi để bạn đọc tham khảo và rất mong nhận được ý kiến của các bạn.
Chúng tôi không đồng tình với cả ba quan điểm trên với các lý do sau:
Quan điểm thứ nhất có sự nhầm lẫn ở hai điểm. Sự nhầm lẫn thứ nhất ở chỗ khoản 4 Điều 100 và khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 là các quy định luật về nội dung (khoản 4 Điều 100) và luật xung đột quy định chọn luật về nội dung của một quốc gia cụ thể (khoản 2 Điều 104). Do vậy, không thể căn cứ vào các quy định trên để xác định thẩm quyền của Tòa án một quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được. Sự nhầm lẫn thứ hai ở chỗ, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là văn bản pháp luật của Việt Nam, do vậy, ở đó không thể có quy định về việc “Thẩm quyền giải quyết vụ án này là của Cộng Hòa Liên Bang Đức” được.
Chính vì vậy, chúng tôi không thể đồng tình với quan điểm thứ nhất.
Quan điểm thứ hai không chấp nhận được ở chỗ, đối với các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng, nơi thường trú của các bên mà các cơ quan có thẩm quyền quan tâm ở đây là ở quốc gia nào (?), chứ không phải ở “số nhà, đường phố…” nào(?). Do vậy những người đưa ra quan điểm thứ hai cho rằng vì không rõ “số nhà, đường phố…” ở Cộng hòa Liên bang Đức, cho nên Tòa án Việt Nam sẽ quay trở lại áp dụng pháp luật Việt Nam là không có cơ sở.
Quan điểm thứ ba không chấp nhận được ở chỗ, căn cứ vào khoản 4, Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đây là vụ việc quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Do vậy, việc quan điểm thứ ba cho rằng về việc các bên kết hôn ở Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và pháp luật áp dụng để cho đăng ký kết hôn là pháp luật Việt Nam, cho nên không thể áp dụng Chương XI “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” mà cần áp dụng Chương X là điều không có cơ sở khoa học và cơ sở pháp luật. Kinh nghiệm giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của tất cả các quốc gia trên thế giới cho thấy rằng, không có cơ sở nào để khẳng định rằng, luật của quốc gia áp dụng với ly hôn phải là luật của quốc gia áp dụng với kết hôn.
Theo chúng tôi, vụ việc này cần được giải quyết các vấn đề sau: Thẩm quyền của Tòa án luật về nội dung mà Tòa án cần áp dụng để giải quyết ly hôn.
· Về thẩm quyền:
Theo như bài viết thì vụ việc này, được giải quyết trước ngày 01/01/2005 (Ngày Bộ luật Tố tụng Dân sự có hiệu lực), do vậy, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam vẫn cần được xác định trên cơ sở Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.
Theo điều 13 Pháp lệnh trên, (Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ) thì Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Bởi vì khoản 1 điều 13 quy định: “1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn…”. Trong số tất cả các quy định khác của Chương II “Quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân” không có quy định nào chứng tỏ rằng, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn trên.
Nếu vụ việc này được Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị thụ lý sau ngày 01/01/2005 thì Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị có thẩm quyền (căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 27, khoản 3 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004). Bởi theo điểm g khoản 2 Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền khi “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam”.
• Về luật áp dụng:
Theo khoản Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Tòa án Việt Nam nếu có thẩm quyền giải quyết vụ việc này (nếu giải quyết vào thời điểm từ ngày 01/01/2005 trở đi) thì Tòa án đó cần căn cứ vào khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để áp dụng pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức về việc cho phép ly hôn và giải quyết hậu quả của ly hôn.
***************************************
NGUỒN: NGUỒN TẠP CHÍ TÒA ÁN NHÂN DÂN NĂM 2005
HÌNH TRONG BÀI VIẾT NÀY CHỈ MANG TÍNH CHẤT MINH HỌA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét